Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do ai xây dựng?

Ai có thẩm quyền xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn?

Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do ai xây dựng?

Căn cứ theo Điều 26 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Bảo đảm về tổ chức bộ máy, cán bộ công đoàn
1. Công đoàn các cấp được bảo đảm về tổ chức bộ máy và số lượng cán bộ, công chức, viên chức để thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.
3. Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ của từng công đoàn cơ sở và số lượng lao động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ công đoàn quyết định bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách.

Theo đó, toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng, sau đó trình cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc quyết định theo thẩm quyền.

Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do ai xây dựng?

Toàn bộ cơ cấu tổ chức bộ máy, vị trí việc làm và chức danh cán bộ công đoàn do ai xây dựng? (Hình từ Internet)

Các chức danh cán bộ công đoàn bao gồm ai?

Căn cứ theo Điều 4 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quyền công đoàn là quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn của người lao động, đoàn viên công đoàn và quyền của tổ chức Công đoàn theo quy định của pháp luật, quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp đoàn viên công đoàn trong một hoặc một số cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hoặc công đoàn cấp tỉnh, công đoàn ngành trung ương và tương đương công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
3. Nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
4. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở là một cấp trong hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam, trực tiếp thực hiện quyền công nhận và chỉ đạo hoạt động công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
5. Cán bộ công đoàn là công dân Việt Nam được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Cán bộ công đoàn bao gồm:
a) Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được bầu cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, chỉ định để đảm nhiệm thường xuyên công việc trong tổ chức Công đoàn;
b) Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người được công đoàn các cấp bầu cử hoặc cấp có thẩm quyền của Công đoàn chỉ định vào chức danh từ tổ phó tổ công đoàn trở lên để kiêm nhiệm công việc của tổ chức Công đoàn.
...

Theo đó, các chức danh cán bộ công đoàn bao gồm:

- Cán bộ công đoàn chuyên trách;

- Cán bộ công đoàn không chuyên trách.

Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cán bộ công đoàn đúng không?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Công đoàn 2024 quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với Công đoàn
1. Thừa nhận, tôn trọng, tạo điều kiện và không cản trở, gây khó khăn khi người lao động tiến hành các hoạt động hợp pháp để thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Phối hợp với Công đoàn thực hiện chức năng, quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật.
3. Phối hợp với công đoàn cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp mình xây dựng, ban hành và thực hiện quy chế phối hợp hoạt động giữa hai bên.
4. Thừa nhận và tạo điều kiện để công đoàn cơ sở thực hiện quyền, trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
5. Trao đổi, cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin liên quan đến tổ chức và hoạt động theo quy định của pháp luật khi Công đoàn đề nghị, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Phối hợp với Công đoàn tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể, ký kết, thực hiện thỏa ước lao động tập thể và quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật.
7. Lấy ý kiến của Công đoàn trước khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật.
8. Phối hợp với Công đoàn giải quyết tranh chấp lao động và những vấn đề liên quan đến việc thực hiện pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật.
9. Bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, cán bộ công đoàn theo quy định của pháp luật và đóng kinh phí công đoàn theo quy định của Luật này.

Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện hoạt động của cán bộ công đoàn.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào