Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới?
Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới?
Mới:
>> Thông tin cải cách tiền lương năm 2025 đối với cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang
>> Không thay đổi lương hưu sau đợt tăng 2024 của người lao động hưởng lương hưu
Xem các mức lương cơ sở của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang từ trước đến nay qua bảng sau:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở | Căn cứ pháp lý |
01/01/1995 - hết 12/1996 | 120.000 đồng/tháng | |
01/01/1997 - hết 12/1999 | 144.000 đồng/tháng | |
01/01/2000 - hết 12/2000 | 180.000 đồng/tháng | |
01/01/2001 - hết 12/2003 | 210.000 đồng/tháng | |
01/10/2004 - hết 09/2005 | 290.000 đồng/tháng | |
01/10/2005 - hết 09/2006 | 350.000 đồng/tháng | |
01/10/2006 - hết 12/2007 | 450.000 đồng/tháng | |
01/01/2008 - hết 04/2009 | 540.000 đồng/tháng | |
01/05/2009 - hết 04/2010 | 650.000 đồng/tháng | |
01/05/2010 - hết 04/2011 | 730.000 đồng/tháng | |
01/05/2011 - hết 04/2012 | 830.000 đồng/tháng | |
01/05/2012 - hết 6/2013 | 1.050.000 đồng/tháng | |
01/07/2013 - hết 04/2016 | 1.150.000 đồng/tháng | |
01/05/2016 - hết 06/2017 | 1.210.000 đồng/tháng | |
01/07/2017 - hết 06/2018 | 1.300.000 đồng/tháng | |
01/07/2018 - hết 06/2019 | 1.390.000 đồng/tháng | |
01/07/2019 - hết 06/2023 | 1.490.000 đồng/tháng | |
01/07/2023 - hết 06/2024 | 1.800.000 đồng/tháng | |
Từ 01/7/2024 | 2.340.000 đồng/tháng |
Theo đó, có thể thấy lương cơ sở 2,34 triệu là mức lương cơ sở cao nhất từ trước đến nay.
Toàn bộ bảng lương của cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang hiện tại vẫn đang áp dụng lương cơ sở 2.34 để xác định, cụ thể tính theo công thức sau:
Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.
(Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV)
Tuy nhiên, theo thông tin tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 thì sẽ tiến hành đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 theo yêu cầu của Bộ Chính trị.
Theo đó, khi đề xuất chính thức được chấp nhận và áp dụng thì toàn bộ bảng lương sẽ thay đổi cách tính lương, cụ thể cơ cấu tiền lương như sau:
Tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp
Ngoài ra, trong cơ cấu thu nhập của CBCCVC và LLVT sẽ bổ sung tiền thưởng (nếu có) theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Thời điểm toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ bản là sau năm 2026 (đề xuất 05 bảng lương mới được chấp nhận).
Như vậy, sẽ tùy theo thời điểm và phụ thuộc vào việc đề xuất 05 bảng lương mới sau năm 2026 mà toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT sẽ áp dụng mức lương cơ sở cao nhất lịch sử hoặc lương cơ bản.
>> Tải bảng lương mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
>> Lộ trình cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: TẠI ĐÂY
Xem thêm:
>> Tăng lương hưu 2024 đợt mới nhất với 02 mức tăng bao nhiêu? Đối tượng được tăng là ai?
>> Tăng lương hưu mới sau mức tăng 15% chỉ dành cho đối tượng đã nghỉ hưu, cụ thể ra sao?
>> Giảm chênh lệch lương hưu: Chính sách mới áp dụng cho người nghỉ hưu ở các thời kỳ như thế nào?
Xem thêm:
>> Chính thức mức lương mới của 02 đối tượng CBCCVC trong chính sách tiền lương mới cao hơn lương cũ?
>> 02 đối tượng CBCCVC và 07 đối tượng LLVT được thực hiện chính sách tăng lương, cụ thể thế nào?
>> Thống nhất nâng lương cho CBCCVC và LLVT trong chính sách tiền lương mới theo 02 chế độ?
Toàn bộ bảng lương của cán bộ, công chức viên chức và LLVT áp dụng lương cơ sở cao nhất lịch sử hay lương cơ bản mới? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục 3 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
...
4. Quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương
- Thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về phát triển kinh tế tư nhân; về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công nhằm phát triển nguồn thu bền vững, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.
...
Như vậy, nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương là quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách.
Chính sách tiền lương là gì? Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành đến từ đâu?
Chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, liên quan trực tiếp đến các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
Những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành đến từ:
- Nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao.
- Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương. Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.
(Mục 1 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018)