Toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước và sau cải cách tiền lương: Mức lương nào cao hơn?

Mức lương trong bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước hay sau cải cách tiền lương sẽ cao hơn?

Toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước và sau cải cách tiền lương: Mức lương nào cao hơn?

>> Chốt 02 bảng lương CBCCVC chính thức: 01 bảng lương chức vụ và 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ thống nhất được thiết kế

>> Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới

* Trước cải cách tiền lương hoàn toàn

Cán bộ công chức viên chức đang áp dụng 05 bảng lương sau:

- Bảng lương 01: Bảng lương chuyên gia cao cấp.

- Bảng lương 02: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước (bao gồm cả cán bộ giữ chức danh do bầu cử thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và công chức ở xã, phường, thị trấn).

- Bảng lương 03: Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Bảng lương 04: Bảng lương nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước.

- Bảng lương 05: Bảng lương cán bộ chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

(Căn cứ theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP)

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì tiền lương của cán bộ công chức viên chức được tính bằng công thức sau:

Tiền lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương.

Theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Mức lương của cán bộ công chức viên chức trong bảng lương hiện hành theo lương cơ sở 2.34 triệu và hệ số lương quy định Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

ccvc

...

(Một phần bảng lương của công chức)

ccvc

...

(Một phần bảng lương của viên chức)

>> Mức lương chính thức: Tại đây.

* Sau cải cách tiền lương hoàn toàn

Theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, chính sách tiền lương sau cải cách tiền lương hoàn toàn sẽ xây dựng 02 bảng lương mới cho cán bộ công chức viên chức:

- 01 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 01 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

Tuy nhiên, khi xây dựng bảng lương mới sẽ chuyển lương cũ sang lương mới bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng (có thể cao hơn hoặc bằng) theo quy định tại tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.

Như vậy, mức lương trong toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước cải cách tiền lương (bảng lương áp dụng gần thời điểm cải cách tiền lương) có thể thấp hơn hoặc bằng mức lương trong bảng lương sau cải cách tiền lương.

Trong trường hợp toàn bộ bảng lương chính thức của cán bộ công chức viên chức trước cải cách tiền lương vẫn áp dụng tính theo lương cơ sở 2.34 triệu: mức lương trong bảng lương mới sau cải cách tiền lương sẽ cao hơn hoặc bằng mức lương theo lương cơ sở 2.34 triệu.

Việc điều chỉnh mức lương cơ sở sẽ do Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định phù hợp khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước (theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

>> Tải bảng lương mới của CBCCVC và LLVT: Tại đây.

>> Lộ trình mới về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu: Tải về.

Mới:

>> Thống nhất 03 mức lương hưu trong năm 2025 cho đối tượng là người lao động, CBCCVC và LLVT, cụ thể ra sao?

>> Không tăng lương hưu năm 2025 người lao động được tăng lương hưu đợt 1, 2?

Xem thêm:

>> Chính thức lương mới 2025 trong 01 bảng lương chức vụ, 01 bảng lương chuyên môn nghiệp vụ và 03 bảng lương LLVT hay 07 bảng lương

>> Thống nhất cải cách tiền lương, nâng bậc lương cho toàn bộ CBCCVC và LLVT trong bảng lương mới

>> Năm 2025 lương hưu chính thức của đối tượng đã nghỉ hưu, chưa nghỉ hưu?

>> Tạm dừng tăng lương hưu năm 2025, người lao động, CBCCVC tiếp tục hưởng mức tăng lương hưu đợt mới

Toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước và sau cải cách tiền lương: Mức lương nào cao hơn?

Toàn bộ bảng lương chính thức cán bộ công chức viên chức trước và sau cải cách tiền lương: Mức lương nào cao hơn? (Hình từ Internet)

Cải cách tiền lương phải đảm bảo việc trả lương cho CBCCVC như thế nào?

Căn cứ theo Mục 2 Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, cải cách tiền lương thì phải đảm bảo việc trả lương cho CBCCVC theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động.

Đồng thời, thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.

Các giải pháp tài chính, ngân sách tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương là gì?

Ban Chấp hành Trung ương yêu cầu tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 phải quyết liệt thực hiện các giải pháp tài chính, ngân sách, coi đây là nhiệm vụ đột phá để tạo nguồn lực cho cải cách chính sách tiền lương, cụ thể như sau:

- Thực hiện quyết liệt và có hiệu quả các nghị quyết của Trung ương về cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; về phát triển kinh tế tư nhân; về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước; Nghị quyết của Bộ Chính trị về cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công nhằm phát triển nguồn thu bền vững, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách Trung ương.

- Triển khai các nhiệm vụ cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước theo hướng bảo đảm tổng nguồn thu và cơ cấu thu bền vững. Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các chính sách thu theo hướng mở rộng cơ sở thuế, bao quát nguồn thu mới. Tăng cường quản lý thu, tạo chuyển biến căn bản trong việc chống thất thu, xử lý và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, chuyển giá, trốn thuế. Thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí trong sử dụng ngân sách nhà nước và đầu tư xây dựng cơ bản. Quyết liệt thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng, kinh tế.

- Hằng năm, dành khoảng 50% tăng thu dự toán và 70% tăng thu thực hiện của ngân sách địa phương, khoảng 40% tăng thu ngân sách Trung ương cho cải cách chính sách tiền lương.

- Tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước; tiếp tục thực hiện tiết kiệm 10% dự toán chi thường xuyên tăng thêm hằng năm cho đến khi thực hiện khoán quỹ tiền lương trên cơ sở biên chế được cấp có thẩm quyền giao.

- Nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương còn dư sau khi bảo đảm điều chỉnh mức lương cơ sở hằng năm và bảo đảm các chính sách an sinh xã hội do Trung ương ban hành (đối với ngân sách địa phương), các dự án đầu tư theo quy định (đối với các địa phương có tỉ lệ điều tiết) theo nghị quyết của Quốc hội phải tiếp tục sử dụng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương sau năm 2020, không sử dụng vào mục đích khác khi không được cấp có thẩm quyền cho phép.

- Bãi bỏ các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước như: Tiền bồi dưỡng họp; tiền bồi dưỡng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án; hội thảo... Thực hiện khoán quỹ lương gắn với mục tiêu tinh giản biên chế cho các cơ quan, đơn vị. Mở rộng cơ chế khoán kinh phí gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ. Không gắn mức lương của cán bộ, công chức, viên chức với việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định chính sách, chế độ không có tính chất lương. Nghiên cứu quy định khoán các chế độ ngoài lương (xe ô tô, điện thoại...). Chỉ ban hành các chính sách, chế độ mới khi đã bố trí, cân đối được nguồn lực thực hiện.

- Đẩy nhanh tiến độ chuyển đổi từ phí sang thực hiện giá dịch vụ sự nghiệp công, từng bước tính đúng, tính đủ các chi phí đối với các loại dịch vụ cơ bản, thiết yếu, đồng thời gắn với chính sách hỗ trợ phù hợp cho người nghèo, đối tượng chính sách. Đối với giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng ngân sách nhà nước, giao quyền tự chủ cho các đơn vị cung ứng dịch vụ tự quyết định theo nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Đơn vị sự nghiệp công lập đã tự chủ tài chính phải tự bảo đảm nguồn để thực hiện cải cách chính sách tiền lương. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm một phần chi thường xuyên, tiếp tục sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành Y tế sử dụng tối thiểu 35% sau khi trừ các chi phí đã kết cấu vào giá dịch vụ), tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để bảo đảm nguồn thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Đơn vị sự nghiệp công lập không có nguồn thu do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên, thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên nguồn ngân sách tăng thêm hằng năm và sắp xếp từ nguồn dự toán ngân sách nhà nước được giao để thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào