Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 là những khoản nào?

Tăng lương tối thiểu vùng dự kiến 06 khoản tiền nào sẽ tăng theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động?

Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 là những khoản nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay như sau:

- Vùng I là 4.680.000 đồng/tháng;

- Vùng II là 4.160.000 đồng/tháng;

- Vùng III là 3.640.000 đồng/tháng;

- Vùng IV là 3.250.000 đồng/tháng.

Bên cạnh đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã công bố Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động quy định về mức lương tối thiểu vùng dự kiến sẽ áp dụng từ 1/7/2024 như sau:

- Vùng I là 4.960.000 đồng/tháng;

- Vùng II là 4.410.000 đồng/tháng;

- Vùng III là 3.860.000 đồng/tháng;

- Vùng IV là 3.450.000 đồng/tháng.

Xem thêm Dự thảo: Tại đây.

Có thể thấy mức lương tối thiểu vùng dự kiến áp dụng từ 1/7/2024 tăng từ 200.000 - 280.000 đồng/tháng so với hiện hành.

Những khoản tiền gắn liền với lương tối thiểu sẽ tăng theo mức lương tối thiểu vùng vì mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ theo khoản 2 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019.

Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 bao gồm:

- Tiền lương hằng tháng (căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019).

- Tiền lương ngừng việc (căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019).

- Tiền lương tối thiểu khi chuyển công việc (căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động 2019).

- Tiền đóng bảo hiểm xã hội (Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017).

- Tiền đóng bảo hiểm thất nghiệp (Căn cứ Điều 58 Luật Việc làm 2013).

- Tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa (Căn cứ Điều 50 Luật Việc làm 2013).

Tải bảng lương mới của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang áp dụng lương cơ sở 2.34 triệu đồng: Tại đây.

Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ

>>> Xem thêm:

>> Không còn tính lương theo lương cơ sở 2.34, công thức tính lương mới có tăng tiền lương của CBCCVC và LLVT sau 2 năm nữa không?

>> Thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì các chế độ BHXH được điều chỉnh không?

>> Lộ trình tăng lương hưu giai đoạn 2024 - 2025 cho người lao động như thế nào?

>>> Lương hưu tháng 9:

>>> Lương hưu tháng 9 năm 2024 là bao nhiêu?

>>> Lãnh lương hưu tháng 9 năm 2024 ở đâu?

>>> Nhận lương hưu tháng 9 2024 qua tài khoản vào ngày nào?

>>> BHXH TP.HCM chi trả lương hưu tháng 9 2024 vào ngày nào?

Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 là những khoản nào?

Toàn bộ 06 khoản tiền dự kiến sẽ tăng theo lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 là những khoản nào? (Hình từ Internet)

Từ ngày 1/7/2024, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như thế nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động từ 1/7/2024 như sau:

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.

- Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.

- Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động.

Từ ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Dự thảo Nghị định quy định mức lương tối thiểu với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, từ ngày 1/7/2024 sẽ áp dụng mức lương tối thiểu như sau:

- Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.

- Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.

- Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:

Thứ nhất, mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.

Thứ hai, mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào