Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH là gì?

Cho tôi hỏi Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Tại tờ rời sổ bảo hiểm sẽ chứa các thông tin gì? Câu hỏi của chị L,M (Quảng Nam).

Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay chưa có quy định cụ thể giải thích tờ rời bảo hiểm xã hội là gì. Tuy nhiên căn cứ theo Công văn 1949/BHXH-CST năm 2011 về bảo quản và sử dụng tờ rời sổ bảo hiểm xã hội hàng năm do Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành và Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội do Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành có quy định về tờ rời bảo hiểm xã hội như sau:

Tờ rời bảo hiểm xã hội (BHXH) gắn liền với sổ bảo hiểm xã hội, ghi quá trình đóng BHXH của người tham gia quá trình nhận hưởng các chế độ BHXH.

Trong đó:

Tờ rời hàng năm: được cấp sau mỗi năm người lao động đóng BHXH; bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Tờ rời hàng năm là cơ sở để xác nhận quá trình tham gia BHXH; BHTN đã được đơn vị người lao động nộp đủ tiền tính đến 31/12 của năm tài chính.

Tờ rời chốt sổ: được cấp khi người tham gia ngừng đóng để bảo lưu thời gian đóng BHXH; BHTN di chuyển ngoài địa bàn Tỉnh và để giải quyết các chế độ BHXH; BHTN.

Căn cứ theo Điều 3 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định về mẫu sổ bảo hiểm xã hội bao gồm: Phôi sổ BHXH gồm tờ bìa (gập đôi có 04 trang) và các tờ rời.

Sổ bảo hiểm xã hội được cấp đối với từng người tham gia bảo hiểm xã hội, để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội và là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH là gì?

Tờ rời bảo hiểm xã hội là gì? Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH là gì?

Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH là gì?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quy định bàn hành kèm theo Quyết định 1035/QĐ-BHXH năm 2015 có quy định nội dung ghi trên tờ rờ bảo hiểm xã hội như sau:

2. Nội dung ghi trên trang tờ rời sổ BHXH:
2.1. Tiêu đề: Ghi dòng chữ “QUÁ TRÌNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI”
2.2. Các tiêu thức quản lý người tham gia BHXH:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số sổ: Ghi nội dung như quy định tại Tiết c, Điểm 1.2, Khoản 1, Điều 4 Quy định này.
- Số thứ tự (số tờ): ghi ở cuối dòng ghi “ngày, tháng, năm sinh”, theo số tự nhiên “Tờ 1”, “Tờ 2”, ... “Tờ n”. Trường hợp cấp lại sổ BHXH hoặc chỉ cấp lại tờ rời sổ BHXH thực hiện theo quy định tại Tiết 2.5.1, Điểm 2.5, Khoản 2, Điều 5 Quy định này.
2.3. Quá trình đóng BHXH (được chia thành 05 cột như sau):
2.3.1. Cột 1, cột 2 “Từ tháng năm”, “Đến tháng năm”: Ghi khoảng thời gian đóng, hưởng BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện của người tham gia không thay đổi một trong những yếu tố như: cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc, đơn vị làm việc, nơi làm việc, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH, BHTN, BHXH tự nguyện và khoảng thời gian đóng BHTN đã được hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2.3.2. Cột 3 “Diễn giải”:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc ghi các nội dung:
- Cấp bậc, chức vụ, chức danh nghề, công việc; tên đơn vị.
+ Cấp bậc, chức vụ: Ghi cấp bậc, chức vụ của người tham gia, để xác định tiền lương hoặc phụ cấp đóng BHXH.
+ Chức danh nghề, công việc: Ghi chức danh nghề, công việc của người tham gia, để xác định mức độ công việc (bình thường; nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm).
+ Tên đơn vị: Ghi tên đơn vị nơi người tham gia đóng BHXH.
- Nơi làm việc: Ghi xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh), tỉnh (thành phố) để xác định nơi làm việc có phụ cấp khu vực hoặc không có phụ cấp khu vực.
* Đối với người tham gia thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
- Tiền lương đóng quỹ HT, TT (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ ÔĐ, TS (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ TNLĐ, BNN (đồng).
- Tiền lương đóng BHTN (đồng).
+ Lương theo ngạch, bậc/cấp bậc quân hàm (hệ số).
+ Phụ cấp chức vụ (hệ số).
+ Phụ cấp khu vực (hệ số).
+ Hệ số chênh lệch, bảo lưu (hệ số).
+ Phụ cấp thâm niên vượt khung (%).
+ Phụ cấp thâm niên nghề (%).
+ Phụ cấp tái cử (%).
* Đối với người tham gia theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định.
- Tiền lương đóng quỹ HT, TT (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ ÔĐ, TS (đồng).
- Tiền lương đóng quỹ TNLĐ, BNN (đồng).
- Tiền lương đóng BHTN (đồng).
+ Mức lương (đồng).
+ Phụ cấp lương (đồng).
+ Bổ sung khác (đồng).
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện ghi các nội dung:
- Tham gia BHXH tự nguyện tại BHXH huyện ……, tỉnh ……..
- Thu nhập đóng quỹ HT, TT (đồng).
+ Người tham gia đóng (đồng).
+ Nhà nước hỗ trợ đóng (đồng).
c) Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi các nội dung:
“Đã hưởng trợ cấp thất nghiệp theo:
QĐ số….. ngày .../ .../……..
Của………………………”
d) Đối với người tham gia nghỉ thai sản, nghỉ ốm trên 14 ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH, BHTN:
“Lý do không đóng ”
2.3.3. Cột 4 “Căn cứ đóng”: Ghi số tiền, hệ số hoặc tỷ lệ cùng hàng với các nội dung diễn giải ở cột 3. Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH thì đánh dấu chữ (x).
2.3.4. Cột 5 “Tỷ lệ đóng (%)”: Ghi tỷ lệ cùng hàng tiền lương đóng quỹ HT, TT; ÔĐ, TS; TNLĐ, BNN; BHTN hoặc thu nhập đóng quỹ HT, TT (BHXH tự nguyện). Đối với người tham gia đã hưởng trợ cấp thất nghiệp, nghỉ thai sản, nghỉ ốm dài ngày, nghỉ không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động không đóng BHXH thì đánh dấu chữ (x).
2.4. Bên ngoài các nội dung ghi tại các Điểm 2.3, Khoản 2, Điều 4 Quy định này, có khung viền nét đơn màu đen.
2.5. Ghi, xác nhận, chốt sổ BHXH.
2.5.1. Ghi, xác nhận thời gian đóng, điều chỉnh thời gian đóng BHXH hằng năm của người tham gia đang đóng BHXH, BHTN (Phụ lục 4.1). Dưới phần ghi quá trình đóng BHXH trong năm ghi các dòng chữ:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …/… là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Lũy kế thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Lũy kế thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
2.5.2. Ghi, chốt sổ BHXH cho người tham gia dừng đóng BHXH, BHTN (Phụ lục 4.2). Dưới phần ghi quá trình đóng BHXH, BHTN trong năm ghi các dòng chữ:
a) Đối với người tham gia BHXH bắt buộc.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng).
- Thời gian đóng BHTN chưa hưởng năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
b) Đối với người tham gia BHXH tự nguyện.
“- Thời gian đóng quỹ HT, TT của năm .... là .... tháng.
- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …../….. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng)
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là .... năm .... tháng.”
2.5.3. Ghi, chốt lại sổ BHXH đối với người tham gia đang bảo lưu điều chỉnh quá trình đóng BHXH hoặc kết thúc đợt hưởng trợ cấp thất nghiệp (Phụ lục 4.3):
“- Tổng thời gian đóng quỹ HT, TT đến tháng …./…. là .... năm .... tháng. (Trong đó BHXH bắt buộc là .... năm .... tháng)
- Tổng thời gian đóng BHTN chưa hưởng là ….. năm …. tháng.”
2.6. Mã vạch hai chiều:
- Mã vạch hai chiều mã hóa các thông tin cá nhân trên tờ rời sổ BHXH bao gồm: họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số sổ và các dòng xác nhận thời gian đóng BHXH chưa hưởng của người tham gia đã được ghi trên sổ BHXH và chuỗi ký tự kiểm tra.
- Mã vạch hai chiều được in trên tờ rời cuối cùng của một lần in và ghi bên trái, ngang hàng với dấu của BHXH.
2.7. Phần ghi địa danh, ký và đóng dấu.
- Ghi địa danh, ngày, tháng, năm.
- Dưới cùng Giám đốc BHXH ký tên, đóng dấu.
* Lưu ý:
- Trong 01 lần in nếu có từ 02 tờ rời trở lên thì địa danh, ngày, tháng, năm và Giám đốc BHXH ký tên, đóng dấu in 01 lần ở tờ cuối cùng.
- Đối với các đơn vị có số lao động lớn, làm việc ở nhiều phân xưởng hoặc tổ, đội …, thì ở góc trái, bên dưới sát với lề in thêm mã ký hiệu phân xưởng hoặc tổ, đội... để thuận tiện cho việc quản lý.

Như vậy, tờ rời bảo hiểm xã hội cần phải được ghi đầy đủ thông tin theo quy định nêu trên.

Ai có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội và tờ rời?

Căn cứ Điều 19 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về trách nhiệm của người lao động, cụ thể như sau:

Trách nhiệm của người lao động
1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.
3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

Theo đó, người lao động có trách nhiệm bảo quản sổ bảo hiểm xã hội của mình.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào