Tổ hợp tác là gì? Ví dụ về tổ hợp tác? Tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác có nghĩa vụ gì với người lao động?

Tổ hợp tác là mô hình kinh doanh gì? Một số ví dụ về tổ hợp tác? Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh thì tổ hợp tác có nghĩa vụ gì với người lao động?

Tổ hợp tác là gì?

Theo Điều 4 Luật Hợp tác xã 2023 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
20. Tổ chức lại hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là việc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
21. Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
22. Tỷ lệ giá trị giao dịch nội bộ là tỷ lệ doanh thu của giao dịch nội bộ so với tổng doanh thu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tỷ lệ chi phí của giao dịch nội bộ so với tổng chi phí của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong một năm tài chính.
23. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên tổ hợp tác và tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên tổ hợp tác.
...

Theo đó tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác do ít nhất 02 thành viên tự nguyện thành lập, cùng góp vốn, góp sức lao động để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.

Tổ hợp tác là gì? Ví dụ về tổ hợp tác? Tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác có nghĩa vụ gì với người lao động?

Tổ hợp tác là gì? Ví dụ về tổ hợp tác? Tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác có nghĩa vụ gì với người lao động? (Hình từ Internet)

Một số ví dụ về tổ hợp tác?

Dưới đây là một số ví dụ về tổ hợp tác:

- Một nhóm nông dân cùng nhau thành lập một tổ hợp tác để sản xuất và tiêu thụ rau sạch. Mỗi thành viên trong tổ hợp tác đóng góp đất đai, công sức và kinh nghiệm trồng trọt. Họ cùng nhau chia sẻ chi phí mua giống, phân bón và thiết bị, cũng như cùng nhau tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Lợi nhuận từ việc bán rau được chia đều cho các thành viên theo tỷ lệ đóng góp.

- Tổ hợp tác thủ công mỹ nghệ: Một nhóm nghệ nhân cùng nhau thành lập tổ hợp tác để sản xuất và bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ như đồ gốm, đồ gỗ, và tranh thêu. Họ chia sẻ nguyên liệu, kỹ thuật và thị trường tiêu thụ, giúp tăng cường khả năng cạnh tranh và thu nhập cho từng thành viên.

- Tổ hợp tác dịch vụ du lịch: Một nhóm hướng dẫn viên du lịch, lái xe và nhà hàng cùng nhau thành lập tổ hợp tác để cung cấp các gói dịch vụ du lịch trọn gói. Mỗi thành viên đóng góp dịch vụ của mình và chia sẻ lợi nhuận từ việc bán các gói du lịch.

- Tổ hợp tác sản xuất nông sản: Một nhóm nông dân trồng lúa cùng nhau thành lập tổ hợp tác để mua chung giống, phân bón và máy móc nông nghiệp. Họ cùng nhau canh tác và bán sản phẩm, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận.

Tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác có nghĩa vụ gì với người lao động?

Theo khoản 4 Điều 62 Nghị định 92/2024/NĐ-CP quy định:

Hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trở lại của tổ hợp tác; tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
...
3. Sau khi tiếp nhận hồ sơ thông báo, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao giấy biên nhận hồ sơ cho tổ hợp tác. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cấp giấy xác nhận về việc tổ hợp tác tạm ngừng kinh doanh, giấy xác nhận về việc tổ hợp tác tiếp tục kinh doanh trở lại.
4. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác phải nộp đủ thuế, bảo hiểm xã hội còn nợ; tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
5. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ hợp tác kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng điều kiện theo quy định, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện ra thông báo yêu cầu tổ hợp tác tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đó.
6. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nhận được văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc tổ hợp tác bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh một hoặc một số ngành, nghề kinh doanh trong một số lĩnh vực theo quyết định của Tòa án, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện cập nhật thông tin vào Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã và công bố trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Theo đó trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, tổ hợp tác phải tiếp tục thanh toán các khoản nợ, hoàn thành việc thực hiện hợp đồng đã ký người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào