Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bao gồm những thành phần nào?
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo Điều 41 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
1. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, bao gồm Hiệp hội công chứng viên Việt Nam và Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Hiệp hội công chứng viên Việt Nam ban hành Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng để áp dụng trên phạm vi toàn quốc. Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng không được trái với quy định của pháp luật và Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam.
...
Theo đó, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên là tổ chức tự quản, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bao gồm:
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam;
- Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng thì gửi hồ sơ đến đâu?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Thành lập Văn phòng công chứng
1. Căn cứ vào quy định của pháp luật về điều kiện thành lập Văn phòng công chứng, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng lập hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng gửi đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
2. Công chứng viên thuộc một trong các trường hợp sau đây không được thành lập, tham gia thành lập Văn phòng công chứng mới:
a) Đang là viên chức của Phòng công chứng;
b) Đang là thành viên hợp danh của 01 Văn phòng công chứng;
c) Đang là Trưởng Văn phòng công chứng của Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân;
d) Chưa hết thời hạn 02 năm theo quy định tại khoản 6 Điều 27, khoản 5 Điều 31 và khoản 4 Điều 34 của Luật này.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục thành lập Văn phòng công chứng.
Theo đó, công chứng viên đề nghị thành lập Văn phòng công chứng thì gửi hồ sơ đến Sở Tư pháp nơi dự kiến thành lập Văn phòng công chứng.
Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi về thuế theo quy định của pháp luật về thuế và các chính sách ưu đãi khác theo quy định của Chính phủ.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 25 Luật Công chứng 2024 quy định như sau:
Đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
1. Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực thi hành, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định.
2. Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:
a) Tên, loại hình tổ chức của Văn phòng công chứng;
b) Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
c) Họ, tên, số định danh cá nhân, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của Trưởng Văn phòng công chứng;
d) Họ, tên, số định danh cá nhân, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các thành viên hợp danh đối với Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh;
đ) Danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động của Văn phòng công chứng (nếu có).
3. Văn phòng công chứng được hoạt động, công chứng viên của Văn phòng công chứng được hành nghề kể từ ngày Văn phòng công chứng được cấp giấy đăng ký hoạt động.
4. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng.
Theo đó, trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày quyết định cho phép thành lập có hiệu lực thi hành, Văn phòng công chứng phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp ở địa phương nơi đã ra quyết định.
Nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng bao gồm:
- Tên, loại hình tổ chức của Văn phòng công chứng;
- Địa chỉ trụ sở của Văn phòng công chứng;
- Họ, tên, số định danh cá nhân, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của Trưởng Văn phòng công chứng;
- Họ, tên, số định danh cá nhân, số quyết định bổ nhiệm công chứng viên của các thành viên hợp danh đối với Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh;
- Danh sách công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động của Văn phòng công chứng (nếu có).
Lưu ý: Luật Công chứng 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.