Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức hàng năm vào tháng nào?

Hàng năm, vào tháng nào sẽ tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức?

Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức hàng năm vào tháng nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:

Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Bộ Nội vụ là cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
2. Việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức được tổ chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.
3. Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, Bộ Nội vụ công bố kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ và trang thông tin về kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
4. Trường hợp các cơ quan tuyển dụng công chức có nhu cầu kiểm định chất lượng đầu vào công chức thì xây dựng kế hoạch, thông báo theo quy định tại Điều 7 Nghị định này và tiếp nhận Phiếu đăng ký dự kiểm định tại Cổng thông tin điện tử của các cơ quan, tổ chức, đơn vị mình quản lý; lập danh sách thí sinh gửi Bộ Nội vụ để tổ chức kiểm định. Chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày nhận được danh sách, Bộ Nội vụ tiến hành tổ chức kiểm định.

Theo đó, tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức định kỳ 02 lần vào tháng 7 và tháng 11 hàng năm.

Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức hàng năm vào tháng nào?

Tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức hàng năm vào tháng nào?

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức kiểm định?

Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định về kiểm định chất lượng đầu vào công chức quy định:

Hội đồng kiểm định
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định). Hội đồng kiểm định có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
d) Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
2. Hội đồng kiểm định làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; trường hợp số ý kiến bằng nhau thì quyết định theo ý kiến của Chủ tịch Hội đồng. Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban Thư ký.
b) Tổ chức thu chi phí tổ chức kiểm định và sử dụng chi phí tổ chức kiểm định theo quy định.
c) Kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, tổ chức kiểm định theo nội quy, quy chế.
d) Báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng đầu vào công chức quyết định công nhận kết quả kiểm định.
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
e) Hội đồng kiểm định tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Không bố trí những người có quan hệ là ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em ruột của người đăng ký kiểm định hoặc của bên vợ (chồng) của người đăng ký kiểm định; vợ hoặc chồng, con đẻ hoặc con nuôi của người đăng ký kiểm định; những người đang trong thời hạn xử lý kỷ luật hoặc đang thi hành quyết định kỷ luật làm thành viên Hội đồng kiểm định, thành viên các bộ phận giúp việc của Hội đồng kiểm định.

Theo đó, Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong quá trình tổ chức kiểm định.

Ai có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức?

Căn cứ tại Điều 22 Nội quy và quy chế tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức ban hành kèm theo Thông tư 17/2023/TT-BNV quy định

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thành viên Hội đồng kiểm định chất lượng đầu vào công chức
1. Chủ tịch Hội đồng kiểm định
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng kiểm định và chỉ đạo tổ chức kỳ kiểm định bảo đảm đúng Nội quy và Quy chế này.
b) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên của Hội đồng kiểm định.
c) Quyết định lựa chọn các Điểm thi và thành lập các bộ phận giúp việc: Ban kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định, Ban coi thi, Ban thư ký.
d) Phối hợp với Hội đồng Xây dựng để thực hiện việc giao, nhận dữ liệu về câu hỏi và đáp án trong ngân hàng câu hỏi và đáp án để sử dụng trong các kỳ kiểm định.
đ) Xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định, trong đó quyết định cụ thể cách thức tổ chức thi, thời gian, địa điểm tổ chức thi.
e) Phê duyệt danh sách thí sinh đủ điều kiện và không đủ điều kiện tham dự kiểm định sau khi kiểm tra Phiếu đăng ký dự kiểm định; Thông báo triệu tập thí sinh dự thi; Báo cáo Bộ trưởng Bộ Nội vụ công nhận kết quả kỳ kiểm định.
g) Chỉ đạo việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong quá trình tổ chức kiểm định.
...

Theo đó, Chủ tịch Hội đồng kiểm định có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào