Tổ chức hành nghề công chứng bị xử lý thế nào khi hành nghề công chứng bất hợp pháp?

Tổ chức hành nghề công chứng bị xử lý thế nào khi hành nghề công chứng bất hợp pháp? Thành lập tổ chức hành nghề công chứng theo nguyên tắc nào?

Tổ chức hành nghề công chứng bị xử lý thế nào khi hành nghề công chứng bất hợp pháp?

Căn cứ tại Điều 74 Luật Công chứng 2014 quy định:

Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp
1. Cá nhân không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo đó, tổ chức không đủ điều kiện hành nghề công chứng mà hành nghề công chứng dưới bất kỳ hình thức nào thì phải chấm dứt hành vi vi phạm, bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tổ chức hành nghề công chứng bị xử lý thế nào khi hành nghề công chứng bất hợp pháp?

Tổ chức hành nghề công chứng bị xử lý thế nào khi hành nghề công chứng bất hợp pháp?

Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng là gì?

Căn cứ tại Điều 18 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi hoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định:

Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
1. Việc thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật này.
2. Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.
3. Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Theo đó, thành lập tổ chức hành nghề công chứng theo nguyên tắc sau:

- Thành lập tổ chức hành nghề công chứng phải tuân theo quy định của Luật Công chứng 2014;

- Phòng công chứng chỉ được thành lập mới tại những địa bàn chưa có điều kiện phát triển được Văn phòng công chứng.

- Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn thì được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.

Các hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức hành nghề công chứng là gì?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Công chứng 2014 có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023 quy định về các hành vi nghiêm cấm đối với tổ chức hành nghề công chứng là:

- Tiết lộ thông tin về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác; sử dụng thông tin về nội dung công chứng để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức;

- Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

- Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

- Từ chối yêu cầu công chứng mà không có lý do chính đáng; sách nhiễu, gây khó khăn cho người yêu cầu công chứng;

- Nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người yêu cầu công chứng ngoài phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác đã được xác định, thỏa thuận; nhận, đòi hỏi tiền hoặc lợi ích khác từ người thứ ba để thực hiện hoặc không thực hiện việc công chứng gây thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức có liên quan;

- Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;

- Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;

- Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về tổ chức mình;

- Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;

- Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào