Tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố HCM với mục đích gì?

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ năm 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động nhằm mục đích như thế nào?

Tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích gì?

Theo khoản 1 Mục 1 Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ năm 2024 thì tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động thành phố Thành phố Hồ Chí Minh với các mục đính sau:

- Thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố đối với những giá trị của người lao động, cảm ơn những đóng góp tích cực của lực lượng cán bộ, đoàn viên, người lao động Thành phố vào quá trình phát triển của Thành phố, đất nước.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động cùng gia đình đón Tết trên tinh thần giữ gìn bản sắc văn hóa, vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm; xác định trách nhiệm của các cấp Công đoàn Thành phố trong công tác chăm lo Tết với phương châm “Tết đến với mọi đoàn viên công đoàn, người lao động, không để bất kỳ ai bị bỏ lại phía sau”;

Thông qua các hoạt động chăm lo Tết, giúp đoàn viên công đoàn, người lao động ngày càng tin tưởng, gắn bó mật thiết với tổ chức Công đoàn; hăng hái thi đua lao động sản xuất, tăng năng suất, chất lượng, góp phần giúp cho cơ quan, đơn vị doanh nghiệp phát triển ổn định.

- Các cấp Công đoàn chủ động phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị, người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch chăm lo Tết thiết thực, thực hiện đúng, đầy đủ chế độ chính sách, để người lao động an tâm lao động sản xuất, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị;

Tăng cường kiểm tra, giám sát người sử dụng lao động trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về chế độ tiền lương, tiền thưởng, chủ động tổ chức các hoạt động đối thoại, thương lượng các nội dung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên công đoàn, người lao động;

Chủ động ngăn ngừa tranh chấp lao động tập thể dẫn đến ngừng việc trái pháp luật trước, trong, sau tết Nguyên đán 2025; tham gia xử lý kịp thời, hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

- Vận động các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, các tổ chức, các mạnh thường quân, nhà hảo tâm, đặc biệt là người sử dụng lao động tại các đơn vị doanh nghiệp quan tâm ủng hộ nguồn lực để Công đoàn tổ chức các hoạt động chăm lo vật chất và tinh thần, hỗ trợ thiết thực cho đoàn viên công đoàn, người lao động.

Tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố HCM với mục đích gì?

Tổ chức các hoạt động chăm lo tết Ất Tỵ 2025 cho đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố Hồ Chí Minh với mục đích gì? (Hình từ Internet)

Tết Âm lịch, người lao động có được thưởng không?

Pháp luật hiện nay không có quy định công ty phải bắt buộc thưởng tết cho người lao động.

Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động có thể được doanh nghiệp thưởng tết khi đáp ứng đủ điều kiện sau:

- Doanh nghiệp đã ban hành quy chế thưởng hợp pháp, đã công bố công khai quy chế thưởng tại nơi làm việc;

- Người lao động đã đáp ứng đủ các điều kiện thưởng Tết trong quy chế thưởng đã được công bố đó.

Và mức thưởng cho người lao động sẽ do doanh nghiệp quyết định căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thưởng tết phù hợp cho người lao động.

Công ty bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch thì bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
...

Theo đó nếu bắt buộc người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 10 - 20 triệu đồng

Tuy nhiên trường hợp doanh nghiệp có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi mức xử phạt của cá nhân (khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Như vậy, công ty ép người lao động đi làm vào ngày Tết Âm lịch mà chưa nhận được sự đồng ý của người lao động thì sẽ bị xử phạt 20 - 40 triệu đồng

Tuy nhiên trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019 người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm giờ vào bất kỳ ngày nào mà không bị giới hạn về số giờ làm thêm và người lao động không được từ chối. Trường hợp này người sử dụng lao động sẽ không được xem là vi phạm và sẽ không bị xử lý theo quy định như trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào