Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp? Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào?

Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp? Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào? Có xu hướng tăng hay không?

Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp?

Khu công nghiệp Bình Dương là một thương hiệu lâu đời trên thị trường đầu tư của Việt Nam. Với các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, công nghiệp tỉnh nói chung và thị trường KCN Bình Dương nói riêng đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt về thu hút đầu tư nước ngoài FDI.

Ngày nay, tỉnh Bình Dương đã trở thành thủ phủ công nghiệp của khu vực miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Danh sách khu công nghiệp Bình Dương đã lên đến 30 khu công nghiệp với tổng diện tích lên đến 12.670,5 ha và tỷ lệ lấp đầy bình quân 87,4%. Ngoài danh sách khu công nghiệp, tỉnh Bình Dương còn có 12 cụm công nghiệp có quy mô lên đến 790 ha, và tỷ lệ lấp đầy cũng khá cao 67,4%.

Danh sách khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương

1. KCN Việt Nam - Singapore

2. KCN Việt Nam - Singapore II

3. KCN Việt Nam - Singapore II-A

4. KCN Mapletree Bình Dương

5. KCN Bàu Bàng

6. KCN Bình An

7. KCN Bình Đường

8. KCN Đại Đăng

9. KCN Đất Cuốc

10. KCN Đồng An

11. KCN Đồng An 2

12. KCN Kim Huy

13. KCN Mai Trung

14. KCN Mỹ Phước

15. KCN Mỹ Phước 2

16. KCN Mỹ Phước 3

17. KCN Nam Tân Uyên

18. KCN Nam Tân Uyên mở rộng

19. KCN Rạch Bắp

20. KCN Sóng Thần 1

21. KCN Sóng Thần 2

22. KCN Sóng Thần 3

23. KCN Tân Đông Hiệp A

24. KCN Tân Đông Hiệp B

25. KCN Thới Hòa

26. KCN Việt Hương

27. KCN Việt Hương 2

28. KCN Quốc tế Protrade

29. KCN Tân Bình

30. KCN Phú Tân

31. Cụm KCN An Thạnh

32. Cụm KCN Bình Chuẩn

33. Cụm KCN Công ty CP Thành phố Đẹp

34. Cụm KCN Phú Chánh

35. Cụm KCN Tân Đông Hiệp

36. Cụm KCN Tân Mỹ

37. Cụm KCN Thanh An

38. Cụm KCN thị trấn Uyên Hưng

Lưu ý: Danh sách này chỉ mang tính chất tham khảo

Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp? Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào?

Tỉnh Bình Dương có bao nhiêu khu công nghiệp? Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào?

Tình hình hiện tại về mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương như thế nào? Có xu hướng tăng hay không?

Hiện nay, mức lương tối thiểu vùng tại tỉnh Bình Dương được áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

Tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
a) Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
b) Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
...

Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP có thể thấy mức lương tối thiểu vùng tại Bình Dương được phân loại như sau:

1. Vùng I, gồm các địa bàn:
- Các thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; các thị xã Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương;

Như vậy, đối với tỉnh Bình Dương, mức lương tối thiểu áp dụng đối với người lao động tại vùng I là: 4.680.000 đồng/tháng hoặc 22.500 đồng/giờ

Đồng thời, hiện nay vẫn chưa có dự thảo nào liên quan đến việc tăng mức lương tối thiểu vùng trong năm 2023 nên trong năm nay vẫn sẽ áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên những yếu tố nào?

Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu, cụ thể như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Theo đó, mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên:

- Mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ.

- Tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường.

- Chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.

- Quan hệ cung, cầu lao động.

- Việc làm và thất nghiệp.

- Năng suất lao động.

- Khả năng chi trả của doanh nghiệp.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào