Tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?

Cho tôi hỏi tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì? Câu hỏi của chị H.N (Bình Phước).

Tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 8.2 Mục 8 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung kiểm tra bằng mắt và các phép đo như sau:

(1) Hình dạng

Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm lấy mẫu (xem 5.1.2 và Hình 1 và Hình 2) Hình dạng của găng tay phải được kiểm tra bằng mắt.

(2) Kích thước

Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm lấy mẫu (xem 5.1.3, Hình 1, 2, 3 và Phụ lục F).

Chiều dài của găng tay phải được đo từ đầu ngón tay giữa đến mép ngoài cùng của miệng găng. Phép đo được thực hiện với găng tay ở vị trí nghỉ và mép của miệng găng vuông góc với đường thẳng đo.

Chênh lệch về chiều dài đối với găng tay có miệng găng vát phải được đo với găng tay ở vị trí nghỉ, dọc theo đường thẳng song song với kích thước chiều dài, như chỉ ra trong Hình 3.

(3) Chiều dày

Thử nghiệm điển hình và thử nghiệm lấy mẫu (xem 5.1.4)

Phép đo chiều dày phải được thực hiện trên một găng tay hoàn chỉnh như sau:

- ở bốn điểm hoặc nhiều hơn trên lòng găng tay;

- ở bốn điểm hoặc nhiều hơn trên mặt lưng của găng tay nhưng không ở trên miệng găng;

- ở một điểm hoặc nhiều hơn trên ngón cái và trên ngón trỏ trong vùng "vân tay".

Các điểm này phải được phân bố khắp bề mặt và không tập trung. Chúng không được phân bố trên các phần của bề mặt được thiết kế đặc biệt để cải thiện việc cầm nắm.

Phải thực hiện phép đo bằng micrômét hoặc dụng cụ đo thay thế khác cho các kết quả về cơ bản là giống nhau. Micrômét phải được chia vạch trong phạm vi 0,02 mm và có đầu chặn có đường kính khoảng 6 mm và đế ép phẳng có đường kính 3,17 mm ± 0,25 mm. Đế ép này phải đưa vào một lực tổng bằng 0,83 N ± 0,03 N. Găng tay phải được đỡ thích hợp để bề mặt không bị nén, giữa các mặt chặn của micrômét.

Trong trường hợp có nghi ngờ, phải sử dụng phương pháp micrômét mô tả ở trên.

Tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?

Tiêu chuẩn hình dạng, chiều dày trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?

Yêu cầu chung trong thử nghiệm chung của găng tay bằng vật liệu cách điện là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 8.1 Mục 8 TCVN 8084:2009 (IEC 60903 : 2002) về Làm việc có điện - Găng tay bằng vật liệu cách điện có yêu cầu chung trong thử nghiệm chung như sau:

Từng điều dưới đây sẽ xác định các thử nghiệm điển hình, thử nghiệm thường xuyên hoặc thử nghiệm lấy mẫu cần thực hiện.

Găng tay đã chịu các thử nghiệm điển hình hoặc thử nghiệm lấy mẫu thì không nên sử dụng lại.

Việc phân chia các găng tay này thành các lô thử nghiệm khác nhau, số lượng yêu cầu và thứ tự thực hiện các thử nghiệm này được nêu trong Phụ lục A. Găng tay được sử dụng trong các hạng mục kiểm tra bằng mắt cũng phải được sử dụng vào một trong các thử nghiệm khác.

Găng tay phải được ổn định trước trong thời gian 2 h ± 0,5 h ở nhiệt độ 23 oC ± 2 oC và độ ẩm tương đối 50 % ± 5 % (xem IEC 60212, khí quyển tiêu chuẩn B), trừ găng tay được thử nghiệm hấp thụ nước là một phần của thử nghiệm điển hình hoặc thử nghiệm lấy mẫu; các găng tay này phải được ổn định phù hợp với 8.4.1.

Găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như thế nào?

Găng tay cách điện có bao nhiêu loại thì theo găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định theo Mục 2 QCVN 24:2014/BLĐTBXH cụ thể:

Găng tay được phân loại như sau:

- Theo cấp bao gồm: cấp 00, cấp 1, cấp 2, cấp 3 và cấp 4

- Theo thuộc tính riêng

Loại A - khả năng chịu axít

Loại H - khả năng chịu dầu

Loại Z - khả năng chịu Ô Zôn

Loại R - khả năng chịu a xít, dầu, ô zôn

Loại C - Khả năng chịu nhiệt độ cực thấp

Đồng thời, găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định ở tiểu mục 3.1 Mục 3 QCVN 24:2014/BLĐTBXH ban hành theo Thông tư 37/2014/TT-BLĐTBXH, găng tay cách điện sản xuất trong nước được quy định như sau:

- Găng tay cách điện sản xuất trong nước phải được chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy phù hợp với các quy định tại mục 2 của Quy chuẩn này.

Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận hợp quy đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện và thực hiện theo phương thức:

Thử nghiệm mẫu điển hình kết hợp đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất (Phương thức 3 trong « Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật » ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

- Găng tay cách điện sản xuất trong nước trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường phải gắn dấu hợp quy và ghi nhãn theo quy định hiện hành của Việt Nam, với các thông tin tối thiểu tại Điều 5.7 mục 5 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002), được đóng gói theo quy định tại Điều 5.8 mục 5 TCVN 8084: 2009 (IEC 60903:2002).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào