Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiện nay như thế nào?
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiện nay như thế nào?
Tiêu chuẩn chung đối với Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã được xác định theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
2. Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam cấp xã:
a) Độ tuổi: Theo quy định của luật, điều lệ tổ chức và quy định của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên. Trường hợp luật, điều lệ tổ chức có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật, điều lệ đó;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung về trình độ, độ tuổi, chuyên môn cũng như các giá trị, phẩm chất khác.
Đồng thời, đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định hiện hành của pháp luật về cán bộ, công chức, điều lệ tổ chức và quy định của Đảng, của tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương.
UBND cấp tỉnh sẽ quy định tiêu chuẩn cụ thể cho phù hợp với đặc điểm và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của từng cấp xã nhưng phải bảo đảm không thấp hơn tiêu chuẩn nêu trên.
Nghị định 33/2023/NĐ-CP sẽ có hiệu lực từ 01/8/2023
Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiện nay như thế nào?
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có những nhiệm vụ gì?
Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã có những nhiệm vụ sau:
- Triệu tập và chủ trì các hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ VN cấp xã;
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp và thống nhất hành động; chủ trương, chính sách của Đảng, quy định của pháp luật, nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân;
- Góp ý, kiến nghị với cấp ủy Đảng, chính quyền cùng cấp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, của cán bộ, công chức;
- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước; các nhiệm vụ tham gia xây dựng và củng cố chính quyền; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp và cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo ở địa phương;
- Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng;
- Giữ mối quan hệ phối hợp công tác với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp;
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn, cộng tác viên của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã;
- Chỉ đạo xây dựng, ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực hiện;
- Triệu tập và chủ trì các Hội nghị, cuộc họp của Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã; chỉ đạo việc lập kế hoạch kinh phí, chấp hành, quyết toán kinh phí hoạt động và quyết định việc phân bổ kinh phí hoạt động;
- Xem xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật theo thẩm quyền;
- Các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.
Mức lương của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định như sau:
Xếp lương
1. Đối với cán bộ cấp xã:
a) Cán bộ cấp xã có trình độ sơ cấp hoặc chưa đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thực hiện xếp lương chức vụ theo bảng lương sau đây:
b) Cán bộ cấp xã đã tốt nghiệp trình độ đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên thực hiện xếp lương như công chức hành chính quy định tại bảng lương số 2 (Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước) ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (sau đây viết tắt là Nghị định số 204/2004/NĐ-CP);
c) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động, ngoài lương hưu hoặc trợ cấp mất sức lao động hiện hưởng, hàng tháng được hưởng một khoản phụ cấp bằng 100% mức lương bậc 1 của chức danh hiện đảm nhiệm theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định này và không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Sau thời gian đủ 5 năm (60 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ được giao và không bị kỷ luật trong suốt thời gian này thì được hưởng 100% mức lương bậc 2 của chức danh đảm nhiệm;
...
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã được áp dụng 2 bậc hệ số lương là: 1.95 và 2.45.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2023/TT-BNV thì mức lương của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã được tính như sau:
Mức lương thực hiện = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Từ 01/7/2023 thì mức lương cơ sở thay đổi thành 1.800.000 đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Như vậy Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ nhận mức lương là: 3.510.000 đồng/tháng và 4.410.000 đồng/tháng.