Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân là gì?
Tại Điều 77 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp như sau:
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 75 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát nhân dân; nếu là sĩ quan quân đội tại ngũ thì có thể được bổ nhiệm làm Kiểm sát viên sơ cấp của Viện kiểm sát quân sự:
1. Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
2. Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
3. Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Theo quy định trên, để được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân cần đáp ứng những điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ cử nhân luật trở lên.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ kiểm sát.
- Có thời gian làm công tác thực tiễn theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Kiểm sát viên sơ cấp.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân là gì? (Hình từ Internet)
Người được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân phải tuyên thệ thế nào?
Tại Điều 85 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về tuyên thệ của Kiểm sát viên như sau:
Tuyên thệ của Kiểm sát viên
Người được bổ nhiệm vào các ngạch Kiểm sát viên phải tuyên thệ:
1. Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân;
2. Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
3. Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
4. Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
5. Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Theo quy định trên, người được bổ nhiệm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân phải tuyên thệ:
- Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, tận tụy phục vụ nhân dân;
- Đấu tranh không khoan nhượng với mọi tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Kiên quyết bảo vệ Hiến pháp, pháp luật, lẽ phải và công bằng xã hội;
- Không ngừng phấn đấu, học tập và làm theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Công minh, chính trực, khách quan, thận trọng, khiêm tốn”;
- Nghiêm chỉnh chấp hành kỷ luật, nguyên tắc tổ chức hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.
Nghiêm cấm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân làm những việc gì?
Tại Điều 84 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về những việc Kiểm sát viên không được làm như sau:
Những việc Kiểm sát viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
2. Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
3. Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
4. Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
5. Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
Theo quy định trên, pháp luật nghiêm cấm Kiểm sát viên sơ cấp Viện kiểm sát nhân dân làm những việc sau:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án, vụ việc không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp vào việc giải quyết vụ án, vụ việc hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án, vụ việc.
- Đưa hồ sơ, tài liệu của vụ án, vụ việc ra khỏi cơ quan nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án, vụ việc mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.