Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải đủ bao nhiêu tuổi?

Thuyền viên phải đủ bao nhiêu tuổi mới được làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa?

Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải đủ bao nhiêu tuổi?

Căn cứ theo Điều 29 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (được bổ sung bởi khoản 2, có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 1 và có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 7, khoản 8 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014) quy định như sau:

Chức danh và tiêu chuẩn chức danh thuyền viên
1. Chức danh thuyền viên trên phương tiện bao gồm thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, máy phó, thuỷ thủ, thợ máy.
Chủ phương tiện, người thuê phương tiện có trách nhiệm bố trí đủ các chức danh, định biên thuyền viên làm việc trên phương tiện và lập danh bạ thuyền viên theo quy định.
2. Thuyền viên làm việc trên phương tiện phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Đủ 16 tuổi trở lên và không quá 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam;
b) Đủ tiêu chuẩn sức khoẻ và phải được kiểm tra sức khoẻ định kỳ hàng năm;
c) Có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn phù hợp với chức danh, loại phương tiện.
3. Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên.
4. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của từng loại phương tiện, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quy định tiêu chuẩn chức danh, chế độ trách nhiệm và định biên thuyền viên của phương tiện làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.

Theo đó, thuyền viên làm việc trên phương tiện giao thông đường thủy nội địa phải đủ 16 tuổi trở lên.

Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải đủ bao nhiêu tuổi?

Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa phải đủ bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)

Thuyền viên không đủ điều kiện về tuổi khi điều khiển phương tiện đường thủy nội địa sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 139/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về trách nhiệm, điều kiện của thuyền viên, người lái phương tiện
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đủ điều kiện về sức khỏe, tuổi khi điều khiển hoặc lái phương tiện;
...

Theo đó, thuyền viên không đủ điều kiện về tuổi khi điều khiển phương tiện đường thủy nội địa sẽ bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Thuyền viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa không có chứng chỉ chuyên môn là trái luật đúng không?

Căn cứ theo Điều 8 Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004 (có cụm từ này bị thay thế bởi khoản 7 Điều 4 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 và điểm b khoản 1 Điều 2 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014; có nội dung được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) quy định như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa.
2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định.
3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa.
4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng.
5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm.
5a. Giao phương tiện cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường thủy nội địa.
6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn hoặc giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp.
7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn.
8. Thuyền viên, người lái phương tiện đang làm việc trên phương tiện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn hoặc có các chất kích thích khác mà luật cấm sử dụng.
9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn.
10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác.
11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác.
12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.
13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa.

Theo đó, thuyên viên làm việc trên phương tiện đường thủy nội địa không có chứng chỉ chuyên môn là trái luật.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào