Thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày?

Thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày?

Thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012, có nội dung bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 6 Luật sửa đổi các Luật về thuế 2014 thì giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lương, tiền công áp dụng đối với người lao động là cá nhân cư trú.

Căn cứ theo Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
3. Cá nhân không cư trú là người không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, người lao động được xem là cá nhân cư trú khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:

- Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

- Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, gồm một trong hai trường hợp: có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Như vậy, để thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lương, tiền công thì người lao động phải có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam.

Tuy nhiên, nếu người lao động có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn thì không cần xét đến số ngày người lao động có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày mà người lao động vẫn thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với khoản tiền lương, tiền công.

Thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày?

Thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh khi có mặt tại Việt Nam bao nhiêu ngày? (Hình từ Internet)

Những ai được đăng ký là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định như sau:

Giảm trừ gia cảnh
...
2. Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
3. Người phụ thuộc là người mà đối tượng nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, bao gồm:
a) Con chưa thành niên; con bị tàn tật, không có khả năng lao động;
b) Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định, bao gồm con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề; vợ hoặc chồng không có khả năng lao động; bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động; những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.
Chính phủ quy định mức thu nhập, kê khai để xác định người phụ thuộc được tính giảm trừ gia cảnh.

Theo đó, những đối tượng được đăng ký là người phụ thuộc để giảm trừ gia cảnh khi tính thuế thu nhập cá nhân là những người mà người nộp thuế có trách nhiệm nuôi dưỡng, gồm:

- Con chưa thành niên;

- Con bị tàn tật, không có khả năng lao động;

- Các cá nhân không có thu nhập hoặc có thu nhập không vượt quá mức quy định gồm:

+ Con thành niên đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề;

+ Vợ hoặc chồng không có khả năng lao động;

+ Bố, mẹ đã hết tuổi lao động hoặc không có khả năng lao động;

+ Những người khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế phải trực tiếp nuôi dưỡng.

Thuế suất để tính thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là bao nhiêu?

Căn cứ theo Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thuế suất dùng để tính thuế thu nhập cá nhân là thuế lũy tiến từng phần, cụ thể theo các mức được quy định trong biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất

(%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960

Trên 80

35

Như vậy, tùy vào thu nhập tính thuế mà thuế suất áp dụng đối với các mức thu nhập sẽ khác nhau.

Ví dụ: Thu nhập tính thuế là 12 triệu đồng/tháng thì thuế suất sẽ áp dụng như sau:

- Thuế suất đối với 5 triệu đồng đầu tiên: 5%.

- Thuế suất đối với 5 triệu đồng tiếp theo: 10%.

- Thuế suất đối với 2 triệu đồng tiếp theo: 15%.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào