Thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương, chính sách lương hưu theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ sẽ ra sao?
- Thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương, chính sách về lương hưu theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ sẽ ra sao?
- 5 bảng lương mới của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương có giữ lại mức lương cơ sở như hiện nay không?
- Phụ cấp nào có thể bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương?
Thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương, chính sách về lương hưu theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ sẽ ra sao?
Chủ tịch Quốc hội đã ký ban hành Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Về thực hiện chính sách tiền lương, Quốc hội quyết nghị từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Ngày 28/5/2024, Thủ tướng ban hành Chỉ thị mới nhất là Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030.
Theo Mục III Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 quy định:
III. LẬP KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 05 NĂM GIAI ĐOẠN 2026 - 2030
1. Xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030:
...
d) Xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030, bao gồm:
- Tổng thu ngân sách nhà nước, chi tiết cơ cấu thu theo lĩnh vực;
- Tổng chi ngân sách nhà nước, chi tiết theo cơ cấu chi đầu tư phát triển, chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi trả nợ lãi, chi viện trợ, các khoản chi khác; các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước, trong đó có việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công, trợ cấp xã hội;
- Cân đối ngân sách nhà nước: Bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách trung ương; tổng mức vay của ngân sách nhà nước, bao gồm vay bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc;
đ) Các chỉ tiêu về quản lý nợ theo quy định của Luật Quản lý nợ công trong giai đoạn 2026 - 2030, gắn với định hướng thu hút vốn ODA thế hệ mới.
e) Các nhiệm vụ giải pháp tài chính nhằm thực hiện kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia, gồm giải pháp đảm bảo vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương; giải pháp thu ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo cơ cấu chi, hiệu quả chi ngân sách nhà nước; giải pháp quản lý đảm bảo an toàn, bền vững nợ công; giải pháp về phát triển thị trường, dịch vụ tài chính, huy động các nguồn lực quốc tế trong các lĩnh vực mới nổi; quản lý tài sản công, doanh nghiệp nhà nước, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập, khu vực quản lý nhà nước.
...
Như vậy, theo Chỉ thị 18/CT-TTg năm 2024 về xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm giai đoạn 2026-2030 thì việc thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương và các chính sách về lương hưu thuộc các yếu tố tác động đến chi ngân sách nhà nước sẽ được làm căn cứ để xác định khung cân đối ngân sách nhà nước 05 năm giai đoạn 2026 - 2030 trong việc xây dựng kế hoạch tài chính 05 năm quốc gia giai đoạn 2026 - 2030.
>> Xem chi tiết Chỉ thị 18/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ: TẢI VỀ.
>> Kết luận 83-KL/TW của Bộ chính trị: Điều chỉnh lương hưu từ 1/7/2024 sẽ ra sao?
>>> Xem chi tiết bảng lương cán bộ, công chức, viên chức các cấp hiện nay: Tại đây
Thực hiện tổng thể chính sách cải cách tiền lương, chính sách lương hưu theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ sẽ ra sao? (Hình từ Internet)
5 bảng lương mới của cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương có giữ lại mức lương cơ sở như hiện nay không?
Theo điểm c khoản 3.1 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định như sau:
Nội dung cải cách
3.1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công)
...
b) Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:
- Xây dựng 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã theo nguyên tắc: (1) Mức lương chức vụ phải thể hiện thứ bậc trong hệ thống chính trị; giữ chức vụ lãnh đạo nào thì hưởng lương theo chức vụ đó, nếu một người giữ nhiều chức vụ thì hưởng một mức lương chức vụ cao nhất; giữ chức vụ lãnh đạo tương đương nhau thì hưởng mức lương chức vụ như nhau; mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp trên phải cao hơn mức lương chức vụ của người lãnh đạo cấp dưới; (2) Quy định một mức lương chức vụ cho mỗi loại chức vụ tương đương; không phân loại bộ, ngành, ban, uỷ ban và tương đương ở Trung ương khi xây dựng bảng lương chức vụ ở Trung ương; không phân biệt mức lương chức vụ khác nhau đối với cùng chức danh lãnh đạo theo phân loại đơn vị hành chính ở địa phương mà thực hiện bằng chế độ phụ cấp. Việc phân loại chức vụ lãnh đạo tương đương trong hệ thống chính trị để thiết kế bảng lương chức vụ do Bộ Chính trị quyết định sau khi đã báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
- Xây dựng 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương theo nguyên tắc: Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề; sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
- Xây dựng 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
c) Xác định các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
...
Theo đó 5 bảng lương mới từ 1/7/2024 khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 áp dụng cho cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang gồm:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã;
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo;
- 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang;
Vậy 5 bảng lương cán bộ, công chức viên chức và lực lượng vũ trang khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024 sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Phụ cấp nào có thể bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương?
Căn cứ tiết 3.1 tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, phụ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ bị bãi bỏ khi cải cách tiền lương gồm:
- Phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức);
- Phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ);
- Phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội;
- Phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản);
- Phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
- Phụ cấp đặc thù (trừ lực lượng vũ trang).