Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
- Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài?
- Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
- Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề?
Mức hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo đi làm việc ở nước ngoài?
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC về mức hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như sau:
Người lao động tham gia các chương trình đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề theo yêu cầu của hợp đồng cung ứng giữa doanh nghiệp Việt Nam với đối tác nước ngoài được hỗ trợ:
- Một phần chi phí bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghề:
+ Mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo
+ Tối đa là 03 triệu đồng/người/khóa học đối với người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, thân nhân của người có công với cách mạng, người thuộc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp.
+ Tối đa là 2,5 triệu đồng/người/khóa học đối với người thuộc hộ cận nghèo.
- Một phần chi phí đào tạo ngoại ngữ:
+ Mức hỗ trợ bằng 70% chi phí đào tạo của từng khóa học của cơ sở đào tạo
+ Tối đa 3 triệu đồng/người/khóa học
Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
Thủ tục người lao động thuộc hộ nghèo đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC được hướng dẫn bởi Mục I Phần II Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 1480/QĐ-LĐTBXH năm 2016 về thủ tục đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như sau:
Bước 1:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Cục Quản lý lao động ngoài nước) ký hợp đồng đặt hàng đào tạo cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
Bước 2:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện tạm ứng kinh phí cho cơ sở dạy nghề hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3:
- Doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng chi trả các khoản hỗ trợ cho người học.
Bước 4:
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và thanh toán giá trị hợp đồng còn lại
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC về hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và Cục Quản lý lao động ngoài nước;
- Hợp đồng liên kết đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (đối với trường hợp doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp không tự tổ chức đào tạo cho người lao động);
- Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;
- Xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tại Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động;
- Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng đặt hàng đào tạo giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp với Cục Quản lý lao động ngoài nước;
- Hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài ký giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề?
Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BLĐTBXH-BTC
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động.
Tải Mẫu Giấy đề nghị hỗ trợ của người lao động. Tải về