Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát như thế nào?
Người lao động được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi nào?
Theo quy định tại Điều 46 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định như sau:
Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp
1. Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Bị bệnh nghề nghiệp thuộc Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này;
b) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh quy định tại điểm a khoản này.
...
Như vậy, có thể hiểu người lao động mà tái phát bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi:
- Bị bệnh nghề nghiệp theo Danh mục bệnh nghề nghiệp tại Thông tư 15/2016/TT-BYT được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT;
- Người lao động bị bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên, khi bệnh tật tái phát đã điều trị ổn định.
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát như thế nào? Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát như thế nào?
(Hình từ Internet)
Thủ tục hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát hiện nay như thế nào?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 5 Mục III Phần B Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021 về thủ tục hành chính giải quyết hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát như sau
Bước 1: Lập, nộp hồ sơ
- NLĐ lập hồ sơ đúng và đầy đủ theo quy định;
- Nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi đang chi trả trợ cấp (đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp hàng tháng); trường hợp đã hưởng trợ cấp BNN một lần thì nộp hồ sơ cho cơ quan BHXH nơi cư trú.
- NLĐ nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:
+ Qua giao dịch điện tử: cá nhân đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN (nếu đã đăng ký sử dụng dịch vụ I-VAN), trường hợp không chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BKXH qua dịch vụ bưu chính công ích.
+ Qua dịch vụ bưu chính công ích;
+ Trực tiếp tại cơ quan BHXH.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định.
Trong tối đa 06 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Bước 3: Nhận kết quả
- NLĐ nhận Quyết định về việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng hoặc một lần do vết thương tái phát; Quyết định về việc cấp tiền mua PTTGSH (nếu có); Thẻ BHYT đối với trường hợp nghỉ việc hưởng trợ cấp TNLĐ, BNN hàng tháng và tiền trợ cấp.
- NLĐ nhận kết quả bằng một trong các hình thức sau:
+ Hồ sơ giấy tờ liên quan: theo hình thức đã đăng ký. (Trực tiếp tại cơ quan BHXH hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc qua giao dịch điện tử);
+ Tiền trợ cấp: nhận trực tiếp tại cơ quan BHXH (đối với trợ cấp một lần) hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích hoặc thông qua tài khoản cá nhân;
Trường hợp ủy quyền cho người khác lĩnh thay, thực hiện theo quy định tại thủ tục “ủy quyền lĩnh thay các chế độ BHXH, trợ cấp thất nghiệp” hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp do bệnh tái phát hiện nay như thế nào?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 88/2020/NĐ-CP có quy định về hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi tái phát bệnh nghề nghiệp bao gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp;
- Bản sao hợp lệ hồ sơ hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp đối với trường hợp đã được hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Kết quả đo đạc, quan trắc môi trường lao động đối với trường hợp điều trị xong, ra viện trước ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà lần giám định trước không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp bệnh nghề nghiệp.
- Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động lần trước gần nhất của Hội đồng Giám định y khoa đối với trường hợp đã được giám định nhưng không đủ điều kiện về mức suy giảm khả năng lao động để hưởng trợ cấp.
- Biên bản giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi điều trị thương tật, bệnh tật tái phát của Hội đồng Giám định y khoa.
- Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định kèm theo bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (Trường hợp thanh toán phí GĐYK).
- Chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về việc trang cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình (nếu có).
Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bênh nghề nghiệp mới nhất hiện nay?
Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu số 05A-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019
Dưới đây là hình ảnh Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
Tải Mẫu Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp mới nhất hiện nay. Tải về
Hướng dẫn lập Văn bản đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
(1) Nếu là số CMND thì bỏ “thẻ căn cước”, nếu là số thẻ căn cước thì bỏ “CMND”
(2) Ghi đầy đủ: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố.
(3) Nếu bị TNLĐ (hoặc BNN) lần đầu thì ghi lần thứ nhất, các lần sau ghi theo thứ tự số lần bị TNLĐ (hoặc BNN); Ví dụ: Ông A bị TNLĐ lần đầu ngày 30/8/2016 và bị TNLĐ ngày 05/3/2017 thì ghi: Lần thứ hai; hoặc ông B bị mắc BNN lần đầu ngày 05/9/2016 và bị TNLĐ ngày 03/4/2017 thì ghi: Lần thứ hai. Nếu bị TNLĐ, BNN nhiều lần tại cùng đơn vị mà chưa được giải quyết thì ghi: Lần 1 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần 2 bị TNLĐ (hoặc BNN) ngày/tháng/năm; lần n…
(4) Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNLĐ; tên của Đoàn điều tra (cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp cơ sở) trong trường hợp bị TNLĐ hoặc số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của kết quả hội chẩn, giấy khám BNN, tên tổ chức hội chẩn hoặc tổ chức khám BNN trong trường hợp bị bệnh nghề nghiệp.
(5) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn trường hợp bị TNLĐ. Có thể đánh dấu nhiều hơn một ô; Ví dụ: Ông A bị TNLĐ khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người SDLĐ ngoài giờ làm việc, tại nơi làm việc thì cùng lúc đánh dấu vào 02 ô vuông tương ứng.
(6) Được hiểu là trường hợp bị tai nạn khi thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động theo điểm b khoản 1 Điều 45 Luật ATVSLĐ.
(7) Áp dụng trong trường hợp TNGT được xác định là TNLĐ: Ghi rõ số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của Biên bản điều tra TNGT hoặc của Biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn; trường hợp không có biên bản khám nghiệm hiện trường và sơ đồ hiện trường vụ tai nạn hoặc Biên bản điều tra TNGT thì ghi: Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra tai nạn và tên của cơ quan xác nhận.
(8) Đánh dấu X vào ô vuông để lựa chọn hình thức nhận tiền (lưu ý: Không lựa chọn nhận trợ cấp hàng tháng bằng tiền mặt tại cơ quan BHXH); trường hợp lựa chọn nhận qua tài khoản cá nhân thì ghi đầy đủ: Số tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.