Thủ tục cắt giảm nhân sự do dịch bệnh được thực hiện như thế nào?

Cho tôi hỏi doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự khi có dịch bệnh nguy hiểm hay không? Thủ tục cắt giảm nhân sự do dịch bệnh được thực hiện như thế nào? Câu hỏi của anh Hoàng (Vĩnh Long).

Doanh nghiệp có được cắt giảm nhân sự khi có dịch bệnh nguy hiểm hay không?

Tại điểm c khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
c) Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc;
...

Theo đó khi có dịch bệnh nguy hiểm mà doanh nghiệp đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc thì có quyền cắt giảm nhân sự.

Cắt giảm nhân sự

Cắt giảm nhân sự

Thủ tục cắt giảm nhân sự do dịch bệnh được thực hiện như thế nào?

Khi có dịch bệnh nguy hiểm, doanh nghiệp không thể ngay lập tức cắt giảm nhân sự mà phải thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Ra thông báo chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động

- Thời hạn ra thông báo: (Điều 36 Bộ luật Lao động 2019)

Với người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Báo trước ít nhất 45 ngày so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

Với người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn từ 12 đến 36 tháng: Báo trước ít nhất 30 ngày so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

Với người lao động làm việc theo hợp đồng có thời hạn dưới 12 tháng: Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc so với ngày chính thức chấm dứt hợp đồng.

- Hình thức thông báo: Ra văn bản thông báo chấm dứt hợp đồng lao động. (Điều 45 Bộ luật Lao động 2019)

Bước 2: Ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động khi đến hạn và tiến hành thanh lý hợp đồng lao động.

Doanh nghiệp có trách nhiệm trả tiền lương, trợ cấp thôi việc, tiền phép năm chưa nghỉ hết và các khoản tiền khác liên quan đến quyền lợi của người lao động. (Điều 46 Bộ luật Lao động 2019)

Ngoài ra còn phải chốt thời gian đóng bảo hiểm và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động. (Điều 48 Bộ luật Lao động 2019)

Mức trợ cấp thôi việc mà người lao động nhận được khi bị cắt giảm nhân sự là bao nhiêu?

Tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Trợ cấp thôi việc
1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm khi cắt giảm nhân sự.

Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

* Công thức tính trợ cấp thôi việc như sau:

Mức hưởng trợ cấp thôi việc = thời gian làm việc (năm) x 1 tháng tiền lương

Trong đó:

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

- Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào