Thư ký Chủ tịch nước được hưởng những chế độ gì?
Số lượng thư ký Chủ tịch nước là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 7 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định:
Số lượng
1. Số lượng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội được sử dụng không quá 4 trợ lý.
b) Thường trực Ban Bí thư được sử dụng không quá 3 trợ lý.
c) Ủy viên Bộ Chính trị được sử dụng không quá 2 trợ lý.
d) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội được sử dụng 1 trợ lý.
Trong trường hợp cần thiết, nếu có nhu cầu sử dụng số lượng trợ lý nhiều hơn quy định thì báo cáo Bộ Chính trị xem xét, quyết định.
2. Số lượng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được sử dụng không quá 2 thư ký.
b) Chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được sử dụng 1 thư ký.
Dẫn chiếu đến Điều 2 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định:
Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý, thư ký
1. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng trợ lý
a) Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ban Bí thư.
b) Ủy viên Bộ Chính trị.
c) Ủy viên Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
2. Chức vụ lãnh đạo được sử dụng thư ký
a) Chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1 Điều này.
b) Ủy viên Trung ương Đảng; bộ trưởng và tương đương; bí thư tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Theo đó, số lượng thư ký Chủ tịch nước là không quá 2 thư ký.
Thư ký Chủ tịch nước được hưởng những chế độ gì?
Thư ký Chủ tịch nước được hưởng những chế độ gì?
Căn cứ tại Điều 11 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định:
Chính sách, chế độ
1. Đối với trợ lý
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm a, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương thứ trưởng.
- Trợ lý của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, c, Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách chế độ tương đương tổng cục trưởng.
2. Đối với thư ký
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Khoản 1, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.
- Thư ký của chức vụ lãnh đạo tại Điểm b, Khoản 2, Điều 2 Quy định này được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương phó vụ trưởng hoặc phó ban cấp ủy tỉnh và tương đương của cơ quan, đơn vị cùng cấp.
3. Trường hợp trước khi đảm nhận chức danh trợ lý, thư ký đã hưởng lương và chính sách, chế độ cao hơn thì được giữ nguyên.
Theo đó, thư ký Chủ tịch nước được hưởng những chế độ là:
Được hưởng lương và chính sách, chế độ tương đương vụ trưởng của bộ, ngành Trung ương.
Thư ký Chủ tịch nước có quyền hạn gì?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định 30-QĐ/TW năm 2021 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Chức danh trợ lý, thư ký có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chức danh trợ lý
a) Nhiệm vụ
- Tham mưu, đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của đồng chí lãnh đạo.
- Chủ động nắm tình hình, nghiên cứu, cập nhật thông tin, phân tích, tham mưu, đề xuất những nội dung liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của đồng chí lãnh đạo.
- Trực tiếp hoặc phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan tham mưu, chuẩn bị văn bản, bài viết, bài phát biểu… theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo yêu cầu của đồng chí lãnh đạo.
b) Quyền hạn
- Được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ; theo dõi tiến độ thực hiện các công việc được giao.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc.
- Được mời tham dự và phát biểu trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo thuộc phạm vi công việc.
2. Chức danh thư ký
a) Nhiệm vụ
- Nghiên cứu, tham mưu một số lĩnh vực theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
- Tham mưu, phối hợp, sắp xếp lịch làm việc của đồng chí lãnh đạo; tiếp nhận, kịp thời báo cáo, xử lý công văn, tài liệu; kiểm tra văn bản trước khi trình đồng chí lãnh đạo duyệt, ký ban hành.
- Phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để phục vụ, ghi biên bản các cuộc họp do đồng chí lãnh đạo chủ trì hoặc chuẩn bị chương trình công tác của đồng chí lãnh đạo.
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo.
b) Quyền hạn
- Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí lãnh đạo đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo và phát biểu khi cần thiết.
Theo đó, thư ký Chủ tịch nước có quyền hạn sau:
- Tiếp nhận, truyền đạt ý kiến của đồng chí lãnh đạo đến cơ quan, cá nhân có liên quan.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công việc; được phối hợp với cơ quan, cá nhân có liên quan để thực hiện nhiệm vụ.
- Được mời tham dự các cuộc họp theo sự phân công của đồng chí lãnh đạo và phát biểu khi cần thiết.