Thông tin liên hệ bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh như thế nào?
Thông tin liên hệ bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh như thế nào?
Căn cứ theo hướng dẫn tại Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (Được bổ sung bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) người lao động có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo đúng quy định tại trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Mới đây ngày 5/5/2023 Trung tâm DVVL Thành phố Hồ Chí Minh ra thông báo về việc di dời chi nhánh BHTN Quận 6 sang Quận 8. Theo đó người lao động Quận 8 có thể đến nộp bảo hiểm thất nghiệp tại:
Địa điểm mới: Trường cao đăng Lương thực & Thực Phẩm
Địa chỉ mới: Số 296 đường Lưu Hữu Phước, Phường 15, Quận 8, Tp Hồ Chí Minh.
- Số điện thoại đường dây nóng: 028 3960 0050
- Facebook chi nhánh BHTN quận 6 - https://www.facebook.com/dvvlhcm
- Thời gian làm việc của BHTN Quận 6 theo giờ hành chính:
+ Từ thứ 2 - thứ 6 hàng tuần: Từ 8h00 - 17h00
+ Thứ 7 và Chủ Nhật: Nghỉ
Trong trường hợp người lao động thất nghiệp muốn tìm kiếm việc làm hoặc giải quyết chế độ BHTN có thể đến tại cơ quan Bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 để được hướng dẫn giải quyết.
Ngoài ra, người lao động đang làm việc ở Quận 8 cũng có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở các địa bàn khác trên Tp. Hồ Chí Minh như:
1. Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố: 153 Xô Viết Nghệ tĩnh, P.17 Q. Bình thạnh.
2. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 4: 249 Tôn Đản , P.15
3. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 9: Số 1, Đường số 9, Phường Phước Bình.
4. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận Tân Bình: 456 Trường Chinh, P. 13
5. Chi nhánh bảo hiểm thất nghiệp Quận 12: 803 Nguyễn Văn Quá, Phường. Đồng Hưng Thuận
6. Cơ Sở 2 Củ Chi : Đường 458, ấp Thạnh An, xã Trung An.
Người lao động có thể kết nối zalo điểm tiếp nhận thông tin của Trung tâm dịch vụ việc làm Thành phố Hồ Chí Minh để được cập nhật và tư vấn thêm thông tin:
Thông tin liên hệ bảo hiểm thất nghiệp Quận 8 Tp. Hồ Chí Minh như thế nào?
Thời gian xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động là thời gian gì?
Căn cứ theo Điều 45 Luật Việc làm 2013 có quy định như sau:
Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp
1. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Sau khi chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trước đó của người lao động không được tính để hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần tiếp theo. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho lần hưởng bảo hiểm thất nghiệp tiếp theo được tính lại từ đầu, trừ trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại các điểm b, c, h, l, m và n khoản 3 Điều 53 của Luật này.
3. Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về viên chức.
Theo đó, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để xét hưởng bảo hiểm thất nghiệp là tổng các khoảng thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp liên tục hoặc không liên tục được cộng dồn từ khi bắt đầu đóng bảo hiểm thất nghiệp cho đến khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật mà chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Không nhận bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng thì người lao động có còn được nhận tiền không?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
6. Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
...
Theo đó, trong trường hợp người lao động nghỉ việc mà không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng thì người lao động đó sẽ không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đợt nghỉ việc đó.
Tuy nhiên, người lao động sẽ không mất đi khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này mà khoản tiền được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng.
Tham khảo thêm Toàn văn 04 chế độ bảo hiểm thất nghiệp: