Thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 cho doanh nghiệp? Nghỉ việc do bão người lao động có được trả lương không?
Thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 dành cho doanh nghiệp?
Mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc nghỉ để tránh bão trong nội bộ của công ty.
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản liên quan không quy định về mẫu thông báo nghỉ bão cho doanh nghiệp.
Do đó, doanh nghiệp có thể tự soạn thảo thông báo nghỉ bão cho nhân viên của mình. Tuy nhiên, khi lập thông báo nghỉ bão cần đảm bảo nêu rõ thông tin thời gian nghỉ, những công việc cần làm trước khi nghỉ,...
Có thể tham khảo mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 mới nhất dành cho doanh nghiệp sau đây:
Tải mẫu thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 dành cho doanh nghiệp: Tại đây
Xem thêm: Tốc độ di chuyển của siêu bão YAGI? Người lao động được nghỉ làm tránh bão trong bao nhiêu ngày?
Công văn nghỉ Bão số 3 - Bão YAGI mới nhất năm 2024 dành cho doanh nghiệp?
Ngày mai có bão không? Siêu bão YAGI đổ bộ trực tiếp vào 6 tỉnh thành nào?
Tâm bão YAGI ở đâu? Thông báo khẩn nghỉ bão YAGI cho người lao động, nhân viên có nội dung gì?
Thông báo nghỉ bão số 3 (Siêu bão YAGI) 2024 cho doanh nghiệp? Nghỉ việc do bão thì người lao động có được trả lương không? (Hình từ Internet)
Nghỉ việc do bão thì người lao động có được trả lương không?
Căn cứ Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Theo đó, người lao động phải nghỉ việc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì sẽ được trả lương theo quy định.
Như vậy người lao động phải nghỉ việc, ngừng việc do bão thì vẫn được công ty trả lương, cụ thể:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc: thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng, cụ thể như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng 1 | 4.960.000 | 23.800 |
Vùng 2 | 4.410.000 | 21.200 |
Vùng 3 | 3.860.000 | 18.600 |
Vùng 4 | 3.450.000 | 16.600 |
- Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.
- Việc áp dụng địa bàn vùng được xác định theo nơi hoạt động của người sử dụng lao động như sau:
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn thuộc vùng nào thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
+ Người sử dụng lao động có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn đó.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên gọi hoặc chia đơn vị hành chính cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu theo địa bàn có mức lương tối thiểu cao nhất.
+ Người sử dụng lao động hoạt động trên địa bàn là thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại khoản 3 Phụ lục kèm theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP.