Thời hiệu kỷ luật khiển trách cán bộ là đảng viên là bao lâu?
Thời hiệu kỷ luật khiển trách cán bộ là đảng viên là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 4 Quy định 69-QĐ/TW năm 2022 quy định như sau:
Thời hiệu kỷ luật
1. Thời hiệu kỷ luật là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì tổ chức đảng, đảng viên vi phạm không bị kỷ luật.
2. Thời hiệu kỷ luật được tính từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm đến khi tổ chức đảng có thẩm quyền kết luận vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật. Nếu tổ chức đảng hoặc đảng viên có hành vi vi phạm mới trong thời hạn được quy định tại Điểm a, b Khoản này thì thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
a) Thời hiệu kỷ luật tổ chức đảng vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với những vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật giải tán; vi phạm về chính trị nội bộ; về quốc phòng, an ninh, đối ngoại xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc.
b) Thời hiệu kỷ luật đảng viên vi phạm như sau:
- 5 năm (60 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khiển trách.
- 10 năm (120 tháng) đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.
- Không áp dụng thời hiệu kỷ luật đối với vi phạm đến mức phải áp dụng hình thức khai trừ; vi phạm chính trị nội bộ; vi phạm quốc phòng, an ninh, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp.
Theo đó, thời hiệu kỷ luật khiển trách cán bộ là đảng viên là 5 năm (60 tháng).
Thời hiệu kỷ luật khiển trách cán bộ là đảng viên là bao lâu? (Hình từ Internet)
Cán bộ là đảng viên có hành vi gì thì được xem là vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục 3 Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
Kỷ luật đảng viên vi phạm
...
4. Vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn (Điều 28)
Tự ý liên hệ với tổ chức, cá nhân để thực hiện viết bài, cập nhật thông tin không theo chương trình, kế hoạch công tác, không đúng tôn chỉ, mục đích của ngành; có hành vi đe dọa, sách nhiễu, gây khó dễ, yêu sách về viết bài, đăng tải, gỡ bài, chia sẻ thông tin đối với tổ chức, cá nhân để nhận tiền, vật chất có giá trị hoặc lợi ích khác; có hành vi vi phạm bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.
...
Theo đó, cán bộ là đảng viên có hành vi sau thì được xem là vi phạm quy định tuyên truyền, phát ngôn:
- Tự ý liên hệ với tổ chức, cá nhân để thực hiện viết bài, cập nhật thông tin không theo chương trình, kế hoạch công tác, không đúng tôn chỉ, mục đích của ngành; có hành vi đe dọa, sách nhiễu, gây khó dễ, yêu sách về viết bài, đăng tải, gỡ bài, chia sẻ thông tin đối với tổ chức, cá nhân để nhận tiền, vật chất có giá trị hoặc lợi ích khác;
- Có hành vi vi phạm bị các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Trách nhiệm của cán bộ là đảng viên như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục 1 Hướng dẫn 05-HD/UBKTTW năm 2022 quy định như sau:
Quy định chung
...
2. Giải thích từ ngữ (Điều 3)
Trách nhiệm của đảng viên (kể cả cấp ủy viên):
- Trách nhiệm của người đứng đầu là trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Trách nhiệm trực tiếp là trách nhiệm của đảng viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện mà có vi phạm.
- Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của đảng viên cùng chịu trách nhiệm về vi phạm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc khi trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp phụ trách, cán bộ dưới quyền trực tiếp quản lý, phụ trách có vi phạm.
Theo đó, trách nhiệm của cán bộ là đảng viên là người đứng đầu như sau:
- Trách nhiệm của người đứng đầu là trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện.
- Trách nhiệm trực tiếp là trách nhiệm của đảng viên trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và tổ chức thực hiện mà có vi phạm.
- Trách nhiệm liên đới là trách nhiệm của đảng viên cùng chịu trách nhiệm về vi phạm khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao hoặc khi trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp dưới trực tiếp phụ trách, cán bộ dưới quyền trực tiếp quản lý, phụ trách có vi phạm.