Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán là bao lâu?
Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán là bao lâu?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Họ và tên, năm sinh, quê quán hoặc quốc tịch, ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
b) Số và ngày cấp chứng chỉ kiểm toán viên;
c) Tên doanh nghiệp kiểm toán nơi kiểm toán viên đăng ký hành nghề;
d) Số Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
2. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
3. Mẫu Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán được quy định tại Phụ lục số 07/ĐKHN ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, giấy chứng chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán có thời hạn tối đa là 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31/12 của năm thứ năm kể từ năm bắt đầu có hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
Thời hạn giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán là bao lâu? (Hình từ Internet)
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không còn giá trị trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 202/2012/TT-BTC quy định về giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị, cụ thể như sau:
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị
1. Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị trong các trường hợp sau:
a) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn;
b) Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi;
c) Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán;
d) Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán;
đ) Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư này;
e) Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị;
g) Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán;
h) Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu;
i) Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án;
k) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm toán viên hành nghề sẽ bị xóa tên khỏi danh sách kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
Theo đó, giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán không còn giá trị khi:
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán hết thời hạn.
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán bị thu hồi.
- Trong thời gian kiểm toán viên bị đình chỉ hành nghề kiểm toán.
- Kiểm toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán ghi trên Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán.
- Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian tại doanh nghiệp kiểm toán hết thời hạn hoặc bị chấm dứt hoặc có các thay đổi dẫn đến không còn bảo đảm là hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian.
- Giấy phép lao động tại Việt Nam của kiểm toán viên hành nghề là người nước ngoài hết hiệu lực hoặc không còn giá trị.
- Kiểm toán viên hành nghề không tiếp tục hành nghề kiểm toán.
- Doanh nghiệp kiểm toán bị chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức sở hữu.
- Kiểm toán viên hành nghề bị phạt tù giam theo tuyên bố của Toà án.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán thì kiểm toán viên có quyền gì?
Căn cứ Điều 17 Luật kiểm toán độc lập 2011 quy định về quyền của kiểm toán viên hành nghề như sau:
Quyền của kiểm toán viên hành nghề
Khi hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam, kiểm toán viên hành nghề có các quyền sau đây:
1. Hành nghề kiểm toán theo quy định của Luật này;
2. Độc lập về chuyên môn nghiệp vụ;
3. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết và giải trình các vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm toán; yêu cầu kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ của đơn vị được kiểm toán liên quan đến nội dung kiểm toán; kiểm tra toàn bộ hồ sơ, tài liệu có liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán;
4. Kiểm tra, xác nhận các thông tin kinh tế, tài chính có liên quan đến đơn vị được kiểm toán ở trong và ngoài đơn vị trong quá trình thực hiện kiểm toán.
5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu, thông tin cần thiết có liên quan đến nội dung kiểm toán thông qua đơn vị được kiểm toán.
6. Quyền khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kiểm toán viên hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán thì có các quyền được nêu như trên.