Thời gian sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu là bao lâu?
Thời gian sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu là bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về chế độ nghỉ chuẩn bị hưu của sĩ quan quân đội, cụ thể như sau:
Chế độ nghỉ chuẩn bị hưu
1. Sĩ quan có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:
a) Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng;
b) Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
2. Trường hợp cán bộ có nguyện vọng nghỉ hưu ngay (không nghỉ chuẩn bị hưu hoặc nghỉ không đủ thời gian quy định), khi chuyển ra được hưởng khoản chênh lệnh tiền lương do không nghỉ chuẩn bị hưu theo quy định hiện hành.
3. Sĩ quan nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.
4. Trong thời gian nghỉ chuẩn bị hưu, nếu mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần, thực hiện theo Thông tư số 157/2013/TT-BQP ngày 26 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về quản lý, điều trị, chăm sóc, giải quyết chính sách đối với quân nhân, công nhân viên chức quốc phòng, người làm việc trong tổ chức cơ yếu do quân đội quản lý bị bệnh hiểm nghèo, bệnh cần chữa trị dài ngày, bệnh tâm thần.
Theo đó, sĩ quan quân đội có quyết định nghỉ hưu, thời gian được nghỉ để chuẩn bị hậu phương gia đình như sau:
- Từ đủ 20 năm công tác đến dưới 25 năm công tác được nghỉ 09 tháng.
- Từ đủ 25 năm công tác trở lên được nghỉ 12 tháng.
Sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu tại gia đình phải đăng ký thời gian nghỉ với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của gia đình.
Thời gian sĩ quan quân đội nghỉ chuẩn bị hưu là bao lâu? (Hình từ Internet)
Ai có thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ chuẩn bị hưu đối với sĩ quan quân đội?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 153/2017/TT-BQP quy định về thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan quân đội, cụ thể như sau:
Thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan nghỉ theo quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 Thông tư này thực hiện như sau:
a) Trung đoàn trưởng, Chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên giải quyết cho sĩ quan cấp dưới thuộc quyền.
b) Sĩ quan giữ chức vụ từ trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương trở lên do người chỉ huy, chính ủy cấp trên trực tiếp quyết định.
2. Thẩm quyền giải quyết cho sĩ quan tại ngũ nghỉ chuẩn bị hưu quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 9 Thông tư này thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương.
Theo đó, thẩm quyền giải quyết chế độ nghỉ chuẩn bị hưu đối với sĩ quan quân đội được thực hiện theo Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương.
Mức phụ cấp thâm niên đối với sĩ quan quân đội là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP quy định về chế độ phụ cấp thâm niên như sau:
Chế độ phụ cấp thâm niên
1. Điều kiện áp dụng và mức phụ cấp
Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.
2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian phục vụ trong lực lượng thường trực của Quân đội;
b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành, nghề khác (bao gồm: công an, cơ yếu, hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, kiểm tra Đảng, nhà giáo, dự trữ quốc gia và các ngành, nghề khác được Chính phủ quy định) được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này.
3. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại khoản 2 Điều này nếu có đứt quãng thì được cộng dồn.
4. Trong cùng một thời điểm làm việc, được hưởng nhiều loại phụ cấp thâm niên (của nhiều ngành, nghề khác nhau) thì chỉ được hưởng một loại phụ cấp thâm niên.
5. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp thâm niên
a) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt tù giam; thời gian đào ngũ;
b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó, sĩ quan trong lực lượng thường trực của Quân đội đủ 5 năm (đủ 60 tháng) thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ 6 trở đi mỗi năm (12 tháng) được tính thêm 1%.