Thời gian nào của công chứng viên không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề?
Thời gian nào của công chứng viên không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề?
Tại Điều 3 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg có quy định như sau:
Nguyên tắc áp đụng
1. Các đối tượng được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định này thuộc biên chế trả lương của cơ quan nào thì cơ quan đó thực hiện chi trả.
2. Phụ cấp trách nhiệm theo nghề được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng; không dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
3. Thời gian không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề, bao gồm:
a) Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Thời gian được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên;
c) Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;
d) Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;
đ) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Theo đó, thời gian của công chứng viên không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề gồm:
- Thời gian đi công tác, làm việc học tập ở nước ngoài được hưởng 40% tiền lương theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
- Thời gian được cử đi học trong nước từ 03 tháng liên tục trở lên
- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên.
- Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
- Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam.
Thời gian nào của công chứng viên không được tính hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề?
Mức hưởng phụ cấp trách nhiệm theo nghề đối với công chứng viên là bao nhiêu?
Tại Điều 2 Quyết định 27/2012/QĐ-TTg có quy định như sau:
Mức phụ cấp trách nhiệm theo nghề
Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) được quy định như sau:
1. Mức 15% áp dụng đối với Thẩm tra viên cao cấp thi hành án và Công chứng viên.
2. Mức 20% áp dụng đối với Chấp hành viên cao cấp, Thẩm tra viên chính thi hành án, Thư ký thi hành án và Thư ký trung cấp thi hành án.
3. Mức 25% áp dụng đối với Chấp hành viên trung cấp và Thẩm tra viên thi hành án.
4. Mức 30% áp dụng đối với Chấp hành viên sơ cấp.
Theo đó, Chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề tính theo tỷ lệ % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Công chứng viên làm việc tại Phòng công chức được hưởng 15% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
Công chứng viên có được thực hiện hoạt động môi giới hay không?
Tại khoản 1 Điều 7 Luật Công chứng 2014 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện các hành vi sau đây:
...
e) Ép buộc người khác sử dụng dịch vụ của mình; cấu kết, thông đồng với người yêu cầu công chứng và những người có liên quan làm sai lệch nội dung của văn bản công chứng, hồ sơ công chứng;
g) Gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội để giành lợi thế cho mình hoặc cho tổ chức mình trong việc hành nghề công chứng;
h) Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng về công chứng viên và tổ chức mình;
i) Tổ chức hành nghề công chứng mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch khác ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động đã đăng ký;
k) Công chứng viên đồng thời hành nghề tại hai tổ chức hành nghề công chứng trở lên hoặc kiêm nhiệm công việc thường xuyên khác;
l) Công chứng viên tham gia quản lý doanh nghiệp ngoài tổ chức hành nghề công chứng; thực hiện hoạt động môi giới, đại lý; tham gia chia lợi nhuận trong hợp đồng, giao dịch mà mình nhận công chứng;
m) Vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
2. Nghiêm cấm cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi sau đây:
a) Giả mạo người yêu cầu công chứng;
b) Người yêu cầu công chứng cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng;
c) Người làm chứng, người phiên dịch có hành vi gian dối, không trung thực;
d) Cản trở hoạt động công chứng.
Theo đó, công chứng viên thực hiện hoạt động môi giới là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực công chứng.
Do đó, công chứng viên không được thực hiện hoạt động môi giới.