Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai của lao động nữ mang thai có bệnh lý là bao lâu?

Cho tôi hỏi những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ là gì? Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai của lao động nữ mang thai có bệnh lý là bao lâu? Câu hỏi của chị H.M (Hải Phòng).

Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ là gì?

Các biến chứng thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số phụ nữ phát sinh vấn đề sức khỏe trong khi mang thai, nhưng cũng có người mắc bệnh trước rồi dẫn đến biến chứng. Vì vậy phụ nữ cần được chăm sóc trước và trong khi mang thai để giảm nguy cơ.

Sau đây là một số tình trạng sức khỏe phổ biến mà phụ nữ có thể gặp khi mang thai:

1. Thiếu máu

Thiếu máu khiến số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh thấp hơn bình thường. Điều trị nguyên nhân cơ bản gây thiếu máu sẽ giúp khôi phục số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Phụ nữ bị thiếu máu liên quan đến thai kỳ thường cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt. Tình trạng này có thể giảm bớt bằng cách bổ sung sắt và axit folic. Bác sĩ sản khoa sẽ kiểm tra mức độ sắt của bạn trong suốt thai kỳ.

2. Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI)

Đây là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn ở đường tiết niệu, với các triệu chứng như:

- Đau hoặc rát khi đi tiểu

- Sốt, mệt mỏi hoặc run rẩy

- Thường xuyên muốn đi tiểu

- Căng ở bụng dưới

- Nước tiểu có mùi hôi, có màu đục hoặc hơi đỏ.

- Buồn nôn hoặc đau lưng.

Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng tiểu, cần đến khám bác sĩ để được chẩn đoán bằng cách xét nghiệm mẫu nước tiểu và điều trị bằng thuốc kháng sinh.

3. Vấn đề sức khỏe tâm thần

Một số phụ nữ bị trầm cảm trong thời gian mang thai với các triệu chứng như:

- Tâm trạng u sầu, buồn bã;

- Mất hứng thú với các hoạt động vui chơi;

- Thay đổi cảm giác thèm ăn, giấc ngủ và thiếu năng lượng;

- Không thể suy nghĩ rõ ràng, tập trung và đưa ra quyết định;

- Cảm giác vô dụng, xấu hổ hoặc tội lỗi;

- Nghĩ rằng cuộc đời không đáng sống.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai của lao động nữ mang thai có bệnh lý là bao lâu?

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai của lao động nữ mang thai có bệnh lý là bao lâu? (Hình từ Internet)

Thời gian hưởng chế độ thai sản khi khám thai của lao động nữ mang thai có bệnh lý là bao lâu?

Tại Điều 32 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi khám thai
1. Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.
2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Như vậy, lao động nữ được nghỉ khám thai 5 lần trong thời gian mang thai. Mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

Lao động nữ nghỉ việc để đi khám thai thì có được công ty trả lương hay không?

Tại khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Do đó, khi người lao động nghỉ làm hưởng chế độ khám thai, công ty sẽ không phải trả lương. Thay vào đó, người lao động sẽ nhận được tiền trợ cấp thai sản do cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán.

Tuy nhiên, nếu giữa người lao động với người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc trả lương ngay cả khi người lao động nghỉ làm để đi khám thai thì người lao động vẫn được nhận đủ lương của tháng đó. Đồng thời người này cũng nhận được tiền chế độ bảo hiểm từ cơ quan bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào