Thợ hàn cắt được trang bị những gì khi làm việc trong những nơi ẩm ướt?

Thợ hàn cắt được trang bị những gì khi làm việc trong những nơi ẩm ướt? Không được phép tiến hành hàn cắt ở đâu? Câu hỏi của anh H.L (Bình Thuận).

Thợ hàn cắt được trang bị những gì khi làm việc trong những nơi ẩm ướt?

Tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho thợ hàn cắt khi làm việc trong những nơi ẩm ướt như sau:

5. Về phương tiện bảo vệ cá nhân
5.1. Thợ hàn hơi phải được trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân, kính hàn, tạp dề, giầy, găng tay và các loại phương tiện bảo vệ khác theo quy định.
5.2. Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân dùng cho thợ hàn phải đảm bảo chống tia lửa, chống lại được tác động cơ học, bụi kim loại nóng và những bức xạ có hại.
5.3. Khi hàn trong môi trường làm việc có hóa chất (a xít, kiềm, sản phẩm dầu mỡ..), trường điện từ, cũng như khi hàn các chi tiết đã được đốt nóng sơ bộ, thợ hàn phải được trang bị quần áo bảo hộ lao động bằng vật liệu đảm bảo chống những tác động đó.
5.4. Khi hàn cắt trong điều kiện có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn điện (hàn trong các hầm, thùng, khoang, bể kín, những nơi ẩm ướt...), ngoài quần áo bảo hộ lao động, thợ hàn còn phải được trang bị găng tay, giầy cách điện; ở vị trí hàn cắt phải có thảm hoặc bục cách điện.
...

Theo quy định trên thì thợ hàn cắt làm việc trong những nơi ẩm ướt sẽ được trang bị quần áo bảo hộ lao động; găng tay, giầy cách điện; ở vị trí hàn cắt phải có thảm hoặc bục cách điện.

Thợ hàn cắt được trang bị những gì khi làm việc trong những nơi ẩm ướt?

Thợ hàn cắt được trang bị những gì khi làm việc trong những nơi ẩm ướt? (Hình từ Internet)

Thợ hàn cắt không được phép tiến hành hàn cắt ở đâu?

Tại tiểu mục 2.2.4.3.8 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.4.3.5. Trước khi tiến hành công việc hàn cắt phải:
- Thu dọn gọn gàng chỗ làm việc.
- Kiểm tra độ kín của các mối liên kết trên thiết bị hàn, cắt, ống dẫn, dây dẫn khí.
- Kiểm tra tình trạng của bình sinh khí, van giảm áp, ống dẫn khí, các van đóng ngắt, bình dập lửa.
2.2.4.3.6. Khi tiến hành hàn cắt trên cao phải thực hiện đầy đủ các quy định hiện hành.
2.2.4.3.7. Khi hàn cắt các thiết bị điện phải có biện pháp phòng ngừa khả năng đóng điện bất ngờ vào thiết bị.
2.2.4.3.8. Không được phép tiến hành hàn cắt trên các thiết bị, đường ống đang có áp suất.
2.2.4.3.9. Khi hàn cắt kim loại dưới nước phải thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn quy định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

Theo đó, không được phép tiến hành hàn cắt trên các thiết bị, đường ống đang có áp suất.

Quy định kỹ thuật về các thiết bị hàn cắt kim loại như thế nào?

Tại tiểu mục 2.2.5 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 17:2013/BLĐTBXH có quy định như sau:

2. Quy định về kỹ thuật
...
2.2.5. Thiết bị hàn cắt kim loại (van giảm áp, dây dẫn, mỏ cắt, mỏ hàn)
2.2.5.1. Trước khi lắp van giảm áp vào chai phải kiểm tra tình trạng ren của đai ốc lồng và ống cụt. Không được phép sử dụng các bộ giảm áp bị hư hỏng. Khi van chai bị hư hỏng không được tự ý sửa chữa mà phải trả lại cho nơi nạp.
2.2.5.2. Khi lắp van giảm áp vào chai phải dùng chìa vặn chuyên dùng. Không được xiết đai ốc lồng khi van chai đang ở trạng thái mở.
2.2.5.3. Không được đấu chạc phân nhánh vào ống dẫn khí để cấp cho nhiều mỏ hàn.
2.2.5.4. Ống dẫn mềm không được dài quá 20 m (tính từ bầu dập lửa tới mỏ hàn). Trong trường hợp khác phải được sự đồng ý của người có trách nhiệm.
2.2.5.5. Ống dẫn khí phải sử dụng đúng cho từng loại khí, không được dùng lẫn lộn.
2.2.5.6. Không được để chai chứa khí, ống dẫn khí tiếp xúc với dây dẫn điện và các bộ phận dẫn điện. Không được để các nguồn nhiệt, vật nặng tác động lên ống dẫn.
2.2.5.7. Không được sử dụng ống dẫn khí bị hư hỏng. Khi phải nối ống, chiều dài đoạn ống nối không được nhỏ hơn 3m, trên một ống dẫn không được quá hai mối nối.

Theo đó, quy định kỹ thuật về các thiết bị hàn cắt kim loại được yêu cầu như sau:

- Trước khi lắp van giảm áp vào chai phải kiểm tra tình trạng ren của đai ốc lồng và ống cụt. Không được phép sử dụng các bộ giảm áp bị hư hỏng. Khi van chai bị hư hỏng không được tự ý sửa chữa mà phải trả lại cho nơi nạp.

- Khi lắp van giảm áp vào chai phải dùng chìa vặn chuyên dùng. Không được xiết đai ốc lồng khi van chai đang ở trạng thái mở.

- Không được đấu chạc phân nhánh vào ống dẫn khí để cấp cho nhiều mỏ hàn.

- Ống dẫn mềm không được dài quá 20 m (tính từ bầu dập lửa tới mỏ hàn). Trong trường hợp khác phải được sự đồng ý của người có trách nhiệm.

- Ống dẫn khí phải sử dụng đúng cho từng loại khí, không được dùng lẫn lộn.

- Không được để chai chứa khí, ống dẫn khí tiếp xúc với dây dẫn điện và các bộ phận dẫn điện. Không được để các nguồn nhiệt, vật nặng tác động lên ống dẫn.

- Không được sử dụng ống dẫn khí bị hư hỏng. Khi phải nối ống, chiều dài đoạn ống nối không được nhỏ hơn 3m, trên một ống dẫn không được quá hai mối nối.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào