Thiết bị và buồng phun bi làm sạch vật đúc phải có kết cấu như thế nào?
Khóa liên động của thiết bị đúc phải đảm bảo yêu cầu về an toàn ra sao?
Căn cứ theo Mục 1 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu an toàn đối với kết cấu của thiết bị đúc (TBĐ).
Các yêu cầu an toàn có tính đến đặc thù riêng về kết cấu và điều kiện sử dụng TBĐ được chỉ dẫn trong tiêu chuẩn của dạng TBĐ cụ thể.
1. Yêu cầu chung về an toàn.
1.1. Yêu cầu chung về an toàn đối với TBĐ phải phù hợp với TCVN 2290 - 78 và tiêu chuẩn này.
1.2. Yêu cầu đối với rào chắn, bộ phận bảo vệ, khóa liên động và tín hiệu.
1.2.1. Bộ phận dẫn động, phần di động và chuyển động của TBĐ ở đó có người qua lại phải có rào che chắn phù hợp với TCVN 4717-1989.
1.2.2. Trang thiết bị đúc phải có bộ phận bảo vệ để loại trừ khả năng quá tải bất ngờ và sự chuyển dịch các bộ phận di động quá phạm vi quy định, khả năng tăng áp (hơi, khí, nước) và dòng điện quá mức.
1.2.3. TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
1.2.4. Bua ke chứa hỗn hợp, máng đỉnh, phễu chất liệu v.v… phải có bộ phận ngăn ngừa sự bám dính của vật liệu làm khuôn.
1.2.5. TBĐ có khối lượng trên 20 kg phải có bu lông móc hoặc vấu đặc biệt hoặc lỗ ở máy hoặc các loại gá khác để định vị chắc khi vận chuyển.
1.3. Yêu cầu đối với bộ phận điều khiển.
1.3.1. Khi thiết kế bàn điều khiểu, phải chú ý đến các yêu cầu về Cogônôni đối với chỗ làm việc của người thao tác.
1.3.2. Khi điều khiển TBĐ đồng thời bằng hai tay, TBĐ chỉ được đóng mạch khi ấn đồng thời hai nút bấm khởi động. Hai nút bấm khởi động được bố trí ở khoảng cách không nhỏ hơn 300mm và không lớn hơn 600mm.
1.3.3. Khi có yêu cầu về công nghệ, thiết bị có chế độ điều khiển tự động phải đảm bảo khả năng chuyển đổi sang chế độ điều khiển bằng tay.
1.3.4 Bộ phận cắt mạch điện chính của thiết bị phải có cơ cứu cơ hoặc điện để khóa nó ở vị trí ngắt điện.
...
Như vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng thiết bị đúc thì phải đảm bảo TBĐ phải có khóa liên động, để không cho phép vi phạm trình tự các nguyên công công nghệ.
Thiết bị và buồng phun bi làm sạch vật đúc phải có kết cấu như thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị và buồng phun bi làm sạch vật đúc phải có kết cấu như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Phụ lục tham khảo tại TCVN 5636:1991 có nêu về Thiết bị làm sạch vật đúc như sau:
4. Thiết bị làm sạch vật đúc.
4.1. Kết cấu của tang quay làm sạch phải có cổ trục rỗng để thông gió phía trong tang quay.
4.2. Thiết bị và buồng phun bi làm sạch.
4.2.1. Kết cấu của thiết bị và buồng phải có chụp che toàn bộ khu vực làm việc, ngăn bi và bụi bắn ra ngoài.
4.2.2. Buồng phun bi làm sạch thao tác bằng tay phải có cửa để theo dõi công việc trong buồng. Cửa chỉ được mở bằng dụng cụ, chịu được sự va đập của bi và ngăn bi bắn ra ngoài, phải bảo vệ để thủy tinh luôn luôn trong suốt.
4.2.3. Buồng phun bi làm sạch thao tác bằng tay phải có đèn tín hiệu để thông báo công việc trong buồng làm sạch.
4.2.4. Băng tải xích của buồng làm sạch phải có bộ đóng ngắt mạch để dùng băng tải ở vị trí treo và tháo vật đúc.
4.2.5. Nắp các thiết bị phun bi phải được kẹp chặt bằng vít.
4.2.6. Trên hoặc bên cạnh nắp của thiết bị phun bi phải có bảng chỉ dẫn cách mở. Chỉ cho phép mở nắp sau khi thiết bị đã ngừng làm việc và bánh xe nén bi đã dừng lại hoàn toàn.
4.2.7. Thiết bị phun bi làm sạch vật đúc thao tác bằng tay phải có cơ cấu tự động ngừng cung cấp khí nén và bi vào vòi phun khi công nhân ngừng làm việc.
4.2.8. Độ chiếu sáng ở khoảng không gian phun bi làm sạch vật đúc thao tác bằng tay hoặc ở khoảng không gian quan sát quá trình làm việc không được nhỏ hơn 250 lux.
4.2.9. Buồng phun bi làm sạch vật đúc thao tác bằng tay có từ hai công nhân làm việc trở lên, phải đảm bảo khoảng cách giữa các công nhân không nhỏ hơn 3000mm.
4.3. Thiết bị rung làm sạch.
Kết cấu của thiết bị phải đảm bảo cơ khí hóa, các nguyên công đưa vào và lấy vật đúc ra, tách chi tiết đã được làm sạch khỏi chất độn;
Khi vận hành thiết bị không dùng dung dịch rửa, phải có chụp che toàn bộ khu vực tách bụi và có ống nối với hệ thống thông gió;
Lắp ghép các bộ phận của bộ kích thích rung phải chắc chắn và phải chụp kín hoàn toàn.
...
Như vậy, kết cấu của thiết bị và buồng làm sạch vật đúc phải có chụp che toàn bộ khu vực làm việc, ngăn bi và bụi bắn ra ngoài.
Kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc gồm bao nhiêu phương pháp?
Căn cứ theo tiểu mục Mục 2 TCVN 5636:1991 có nêu như sau:
2. Phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn.
2.1. Yêu cầu đặc trưng để tiến hành đo độ rung phải được quy định trong tiêu chuẩn đối với dạng TBĐ cụ thể.
2.2. Phương pháp xác định đặc tính tiếng ồn của TBĐ theo TCVN 151-79.
2.3. Kiểm tra độ chiếu sáng ở vị trí làm việc theo TCVN 2063-77; TCVN 3743-83.
2.4. Kiểm tra hệ thống thông gió ở các khu vực làm việc theo TCVN 3288-79.
Như vậy, phương pháp kiểm tra yêu cầu an toàn đối với thiết bị đúc sẽ gồm 4 phương pháp.