Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm những gì?

Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm những gì? Độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì? Câu hỏi của chị G.L (Bình Định).

Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm những gì?

Tại Phụ lục B ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

Xác định độ bền uốn của vật liệu mũ ủng
...
B.2. Thiết bị, dụng cụ (xem Hình B.1)
Thiết bị bao gồm các cặp ngàm kẹp hình chữ V được lắp sao cho các trục của mỗi cặp nằm trên cùng một đường thẳng.
Góc của mỗi ngàm kẹp hình chữ V là 40° ± 1°.
Độ bền uốn
Hình B.1 - Thiết bị điển hình để xác định độ bền uốn
Các đỉnh của mỗi ngàm kẹp hình chữ V được vê tròn với bán kính là 6,4 mm ± 0,5 mm. Một ngàm kẹp của mỗi cặp có khả năng chuyển động tịnh tiến qua lại với tần số 5 Hz ± 0,5 Hz ở điều kiện bình thường và với tần số 1,5 Hz ± 0,2 Hz khi thử ở nhiệt độ thấp - 5 °C. Các ngàm kẹp cách nhau 28,5 mm ± 2,5 mm ở vị trí mở và 9,5 mm ± 1,0 mm ở vị trí đóng. Hành trình chuyển động của ngàm kẹp di động là 19 mm ±1,5 mm. Thiết bị trên phải được thay đổi kích thước để phù hợp với mẫu thử lớn hơn có chiều dài là 70 mm ± 1 mm, khi đó các kích thước lựa chọn có thể như sau:
khoảng cách giữa các ngàm kẹp ở vị trí đóng : 13 mm ± 0,5 mm;
khoảng cách giữa các ngàm kẹp ở vị trí mở : 40 mm ± 1 mm;
hành trình chuyển động : 27 mm ± 0,5 mm.
...

Theo đó, thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm các cặp ngàm kẹp hình chữ V được lắp sao cho các trục của mỗi cặp nằm trên cùng một đường thẳng.

Góc của mỗi ngàm kẹp hình chữ V là 40° ± 1°.

độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc

Thiết bị, dụng cụ để xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Tiến hành xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc theo cách thức nào?

Tại Phụ lục B ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

Xác định độ bền uốn của vật liệu mũ ủng
...
B.5. Cách tiến hành
Đặt tất cả mẫu thử trong một buồng lạnh ở - 5 °C ± 2 °C và đặt tải vào ngay lập tức. Lắp các mẫu thử vào thiết bị khi một cặp ngàm kẹp ở vị trí "mở". Đặt mẫu thử vào vị trí, với lớp phủ hướng ra ngoài, đối xứng trong ngàm kẹp sao cho các cạnh của nó song song với trục của các ngàm kẹp. Kiểm tra xem các cạnh trong của hai nửa của mỗi ngàm kẹp đã thẳng hàng chưa. Lắp các mẫu thử khác theo cách tương tự. Kẹp một mẫu thử của mỗi cặp mẫu thử có mũi tên đánh dấu song song với hướng uốn và một mẫu vuông góc với nó.
Dùng tay đẩy ngàm kẹp chuyển động và kiểm tra từng mẫu thử xem đã có một nếp gấp vào bên trong đối xứng dọc qua nó và bao quanh bởi một hình thoi có bốn nếp gấp ra ngoài hay không.
Nếu cần thiết, có thể dùng tay để hỗ trợ cho việc tạo nên nếp gấp này.
Mười phút sau khi đặt tải, cho thiết bị chạy và dừng phép thử nếu có vết nứt không chấp nhận được theo mô tả ở B.6, hoặc khi đạt được số chu kỳ quy định mà không có vết nứt xuất hiện. Ghi lại nhiệt độ thử cho dù ở từng mẫu thử có xuất hiện vết nứt hay không.
...

Như vậy, cách tiến hành xác định độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc được thực hiện theo quy định nêu trên.

Độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) có quy định như sau:

5. Tính chất lý học
...
5.2. Độ bền uốn của mũ ủng
Khi thử theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B với một mẫu thử theo mỗi hướng uốn, sau 150 000 chu kỳ uốn phải không được xuất hiện vết nứt nào thuộc loại được quy định trong Phụ lục B.
5.3. Đặc tính kéo
Modul giãn dài 100 % và độ giãn dài khi đứt của mũ ủng và đế ủng phải được xác định theo phương pháp mô tả trong TCVN 4509 (ISO 37) ở 23 °C ± 2 °C, sử dụng mẫu thử hình quả tạ loại 1 lấy từ sản phẩm.
Hướng thử phải là hướng dọc đế và dọc ống ủng. Nếu không đủ vật liệu, sử dụng mẫu thử hình quả tạ nhỏ hơn, loại 2, kích cỡ của mẫu thử phải được ghi lại khi biểu thị kết quả.
Ở những chỗ có thể thực hiện được, mẫu thử phải dày 2,0 mm ± 0,2 mm; nếu cần, để đảm bảo không có vải trong mẫu thử, có thể sử dụng mẫu thử mỏng hơn và độ dày mẫu thử phải được ghi lại khi biểu thị kết quả. Trong trường hợp ủng có lót, lót ủng phải được lấy ra cẩn thận bằng cách sử dụng một lượng tối thiểu dung môi thích hợp như là metyl etyl keton hoặc bằng một máy lạng da. Mẫu thử đã qua một trong hai cách xử lý như trên phải được điều hòa trong 24 h ở 23 °C ± 2 °C và thử ở nhiệt độ này.
...

Theo đó, độ bền uốn của mũ giày ủng bằng chất dẻo đúc phải đáp ứng yêu cầu sau: Khi thử theo phương pháp mô tả trong Phụ lục B ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992) với một mẫu thử theo mỗi hướng uốn, sau 150 000 chu kỳ uốn phải không được xuất hiện vết nứt nào thuộc loại được quy định trong Phụ lục B ban hành kèm theo TCVN 8196:2009 (ISO 5423:1992).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào