Theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần quản lý ra sao?

Cho tôi hỏi theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần quản lý ra sao? Câu hỏi của chị M.H (Lâm Đồng).

Theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần quản lý ra sao?

Căn cứ theo tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về quản lý phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu như sau:

- Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

- Việc chứng nhận hợp quy do các tổ chức chứng nhận sự phù hợp đã được Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội chỉ định thực hiện hoặc các tổ chức, cá nhân nước ngoài được thừa nhận tiến hành.

- Việc chứng nhận hợp quy được thực hiện theo phương thức thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa (Phương thức 7 trong Quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ban hành kèm theo Thông tư 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ).

- Miễn kiểm tra chất lượng Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu trong trường hợp thỏa thuận song phương, đa phương giữa các cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước xuất khẩu phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn quy định không phải kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu.

- Riêng với sản phẩm mẫu dùng trong mục đích trưng bầy quảng bá sản phẩm, không trực tiếp sử dụng đối với người lao động thì được miễn kiểm tra chất lượng nhập khẩu, số lượng tối đa 5 chiếc.

Theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần quản lý ra sao?

Theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn nhập khẩu cần quản lý ra sao?

Yêu cầu về truyền quang đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH là gì?

Căn cứ theo tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về yêu cầu về truyền quang đối với phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn như sau:

Yêu cầu chung

Sự thay đổi độ truyền quang phải đo bằng việc chiếu một chùm ánh sáng đường kính 5 mm lên toàn bộ bề mặt của bộ lọc sáng trừ phần mép rộng 5 mm.

Các yêu cầu truyền quang đối với bộ lọc sáng dùng trong công việc hàn và các kỹ thuật liên quan được quy định tại Bảng 1 mục 2 TCVN 5083:1990.

Các yêu cầu bổ sung:

Bước sóng trong khoảng từ 210 nm đến 313 nm, độ truyền quang không được vượt quá giá trị cho phép đối với 313 nm;

Bước sóng trong khoảng từ 313 nm đến 365 nm, độ truyền quang không được vượt quá giá trị cho phép đối với 365 nm;

Bước sóng trong khoảng 365 nm đến 400 nm, độ truyền quang không được vượt qua độ truyền ánh sáng trung bình tv.

Yêu cầu đối với cái lọc sáng dùng khi hàn hơi có chất trợ dung

Phải dùng cái lọc sáng hoặc kết hợp các cái lọc sáng có khả năng hấp thụ chọn lọc ánh sáng có bước sóng 589 nm và 671 nm nhằm loại trừ những bất lợi do sự phát ra qua nhiều các tia đơn sắc.

Cái lọc sáng phải đáp ứng được yêu cầu nêu trên được đánh dấu bằng chữ “a” trong Bảng 2 TCVN 5083:1990. Độ truyền quang của cái lọc này đối với các bước sóng nêu trên không được nhỏ hơn:

0,4% đối với thang số 4a

0,1% đối với thang số 5a

0,05% đối với thang số 6a

0,01% đối với thang số 7a

Cái lọc sáng này phải có đặc tính tương tự như cái lọc sáng tương ứng thang số 4,5,6 và 7 trong Bảng 1 TCVN 5083:1990.

Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn được phân loại như thế nào theo QCVN 27:2016/BLĐTBXH?

Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 QCVN 27:2016/BLĐTBXH về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn, có quy định về phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn được phân loại như sau:

Phân loại theo kiểu, hình dạng:

- Kính có gọng hoặc không có gọng;

- Kính bảo vệ mắt kiểu kín;

- Mặt nạ;

- Tấm che mặt cầm tay (bảo vệ mắt, mặt và cổ);

- Chụp đầu bảo vệ (bảo vệ mắt, mặt, cổ và đầu)

Phân loại theo mắt kính:

- Mắt kính thủy tinh (gồm hai loại mắt kính thủy tinh dòn và mắt kính thủy tinh bền hóa, nhiệt, va đập...)

- Mắt kính bằng hợp chất hữu cơ (chất dẻo)

- Mắt kính nhiều lớp: mắt kính chế tạo từ nhiều lớp liên kết với nhau bằng chất kết dính.

Tất cả các kiểu mắt kính có thể còn được phủ lên một hoặc hai mặt một lớp vật liệu để có thêm những đặc tính phụ.

Phân loại theo chức năng bảo vệ

Các phương tiện bảo vệ mắt cá nhân dùng trong công việc hàn có một hoặc nhiều chức năng sau:

- Sự tác động của các vật cứng khác nhau;

- Bức xạ quang học;

- Kim loại nóng chảy văng bắn;

- Chất lỏng rơi và văng bắn;

- Bụi;

- Khí

- Bất kỳ sự kết hợp nào của các yếu tố trên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào