Thế nào được xem là tai nạn lao động hàng hải nặng?
Thế nào được xem là tai nạn lao động hàng hải nặng?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Phân loại tai nạn lao động hàng hải
1. Tai nạn lao động hàng hải làm chết thuyền viên (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải chết người) là tai nạn lao động hàng hải mà thuyền viên bị nạn chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động hàng hải gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Thuyền viên bị Tòa án ra Quyết định tuyên bố là đã chết đối với trường hợp mất tích.
2. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nhẹ) là tai nạn lao động hàng hải không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Theo đó, tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị thương nặng (gọi tắt là tai nạn lao động hàng hải nặng) là tai nạn lao động hàng hải làm thuyền viên bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Xem đầy đủ Danh mục các chấn thương để xác định loại tai nạn lao động hàng hải nặng: Tại đây
Thế nào được xem là tai nạn lao động hàng hải nặng? (Hình từ Internet)
Chủ tàu phải khai báo tai nạn lao động hàng hải nặng đến cơ quan nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khai báo tai nạn lao động hàng hải
Việc khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam được thực hiện như sau:
1. Khi xảy ra tai nạn lao động hàng hải thì thuyền viên bị tai nạn hoặc người biết sự việc phải thông báo ngay cho chủ tàu hoặc thuyền trưởng.
2. Khi biết tin xảy ra tai nạn lao động hàng hải chết người hoặc tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng từ 02 thuyền viên trở lên chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới các cơ quan có thẩm quyền sau:
a) Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
b) Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
c) Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu biển đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài;
d) Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm chết người xảy ra trong vùng biển Việt Nam thì đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải hoặc nơi gần nhất.
3. Nội dung bản khai báo theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khi biết tin xảy ra tai nạn lao động hàng hải nặng làm bị thương nặng từ 02 thuyền viên trở lên chủ tàu hoặc thuyền trưởng có trách nhiệm khai báo bằng cách nhanh nhất (trực tiếp hoặc điện thoại, fax, công điện, thư điện tử) tới các cơ quan có thẩm quyền sau:
- Cảng vụ hàng hải nếu tàu đang hoạt động trong vùng nước cảng biển;
- Cục Hàng hải Việt Nam nếu tàu đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam hoặc vùng biển quốc tế;
- Cơ quan đại diện của Việt Nam nếu tàu biển đang hoạt động ở vùng biển nước ngoài;
- Trường hợp tai nạn lao động hàng hải làm chết người xảy ra trong vùng biển Việt Nam thì đồng thời phải báo ngay cho Công an cấp huyện nơi xảy ra tai nạn lao động hàng hải hoặc nơi gần nhất.
Phải giữ nguyên hiện trường vụ tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc gì?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của chủ tàu, thuyền trưởng khi trên tàu xảy ra tai nạn lao động hàng hải
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu người bị nạn.
2. Khai báo tai nạn lao động hàng hải theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này.
3. Giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động hàng hải chết người, tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc sau:
a) Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
b) Chỉ được xóa bỏ hiện trường và mai táng tử thi (nếu có) sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định Thông tư này và được sự đồng ý bằng văn bản Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.
...
Theo đó, giữ nguyên hiện trường những vụ tai nạn lao động hàng hải nặng theo nguyên tắc sau:
- Trường hợp phải cấp cứu người bị nạn, ngăn chặn những rủi ro, thiệt hại có thể xảy ra cho người khác mà làm xáo trộn hiện trường thì cơ sở phải vẽ lại sơ đồ hiện trường, lập biên bản, chụp ảnh, quay phim hiện trường (nếu có thể);
- Chỉ được xóa bỏ hiện trường sau khi đã hoàn thành các bước điều tra theo quy định và được sự đồng ý bằng văn bản Đoàn điều tra tai nạn lao động hàng hải cấp tỉnh hoặc cơ quan công an.