Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Khi nào ngân hàng giải ngân cho người lao động vay vốn?
Thẻ ghi nợ nội địa là gì?
Thẻ ghi nợ nội địa là loại thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành để thực hiện các giao dịch giới hạn trong phạm vi của một quốc gia. Đồng thời, quý khách chỉ có thể chi tiêu dựa trên số tiền có sẵn đã nạp vào tài khoản. Vậy nên, quý khách có thể hiểu thẻ ghi nợ chính nội địa là thẻ ATM. Với thẻ ghi nợ nội địa, quý khách có thể thực hiện các giao dịch chuyển khoản, rút tiền, thanh toán hóa đơn,...
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Thẻ ghi nợ nội địa là gì? Khi nào ngân hàng giải ngân cho người lao động vay vốn?
Khi nào ngân hàng giải ngân cho người lao động vay vốn?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 21/2017/TT-NHNN quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên thụ hưởng là pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có quyền thụ hưởng các khoản thanh toán, chi trả từ khách hàng trong việc mua bán tài sản, hình thành nên tài sản, cung ứng dịch vụ và các quan hệ hợp pháp khác, thuộc nhu cầu vay vốn theo thỏa thuận cho vay được ký kết giữa khách hàng với tổ chức tín dụng cho vay (sau đây gọi là thỏa thuận cho vay).
2. Giải ngân vốn cho vay là việc tổ chức tín dụng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền thông qua việc sử dụng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, bằng tiền mặt để thanh toán, chi trả cho bên thụ hưởng theo mục đích vay vốn ghi trong thỏa thuận cho vay.
3. Quản lý tài chính tập trung là việc khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán qua tài khoản tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để quản lý dòng vốn của mình.
4. Tổ chức tín dụng quản lý tài chính là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện dịch vụ quản lý tài chính tập trung cho khách hàng.
Theo đó có thể hiểu giải ngân là quá trình ngân hàng hoặc các tổ chức tài chính chi tiền cho người vay sau khi đã hoàn tất các thủ tục và hợp đồng vay vốn. Quá trình này có thể thực hiện qua nhiều hình thức như chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của người vay hoặc chi tiền mặt.
- Có thể tham khảo các bước chính trong quy trình giải ngân sau đây:
+ Thu thập và xác thực thông tin: Ngân hàng thu thập và xác thực thông tin từ người vay, bao gồm các giấy tờ chứng minh nhân thân, tài chính và mục đích vay vốn.
+ Chuẩn bị hồ sơ: Người vay chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng.
+ Thẩm định hồ sơ: Ngân hàng thẩm định hồ sơ để đảm bảo tính hợp lệ và khả năng trả nợ của người vay.
+ Phê duyệt khoản vay: Sau khi thẩm định, ngân hàng sẽ phê duyệt hoặc từ chối khoản vay.
+ Giải ngân: Nếu khoản vay được phê duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các hình thức giải ngân:
+ Chuyển khoản: Tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng của người vay hoặc bên thụ hưởng.
+ Chi tiền mặt: Người vay nhận tiền mặt trực tiếp từ ngân hàng.
Theo đó nếu khoản vay được phê duyệt, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân cho người lao động vay vốn theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Ai được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm?
Căn cứ Điều 12 Luật Việc làm 2013 quy định về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm, cụ thể như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Căn cứ Điều 23 Nghị định 61/2015/NĐ-CP quy định cụ thể về đối tượng vay vốn như sau:
Đối tượng vay vốn
1. Đối tượng vay vốn được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm.
2. Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh (sau đây gọi chung là cơ sở sản xuất, kinh doanh) sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số tại Điểm a Khoản 2 Điều 12 Luật Việc làm được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật;
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số;
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số là cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật và người dân tộc thiểu số.
Như quy định trên, các đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh.
- Người lao động.