Thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì các chế độ BHXH được điều chỉnh không?
Thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì các chế độ BHXH được điều chỉnh không?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2024) quy định như sau:
Thực hiện bảo hiểm xã hội khi áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành
Trường hợp Nhà nước áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế cho hệ thống bảng lương hiện hành thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định việc điều chỉnh căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và những nội dung cần thiết khác.
Theo đó, trường hợp thực hiện bảo hiểm xã hội khi áp dụng chế độ tiền lương theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì Chính phủ báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định:
- Việc điều chỉnh căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc;
- Cách tính mức bình quân tiền lương làm căn cứ tính lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội;
- Điều chỉnh tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và những nội dung cần thiết khác.
Như vậy, các chế độ BHXH sẽ được điều chỉnh khi thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành và áp dụng chế độ tiền lương mới.
>> Tải bảng lương mới: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
>>> Xem thêm:
>> Tại sao điều chỉnh lương cơ sở làm tăng lương nhưng cải cách tiền lương thì chưa chắc?
>> Tăng hay giảm tiền lương khi điều chỉnh 07 bảng lương của cán bộ công chức viên chức và LLVT?
Thay thế toàn bộ hệ thống bảng lương hiện hành thì các chế độ BHXH được điều chỉnh không? (Hình từ Internet)
Từ 1/7/2025 người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ gì?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo quy định, từ 1/7/2025 người lao động tham gia BHXH bắt buộc được hưởng các chế độ sau đây:
- Chế độ ốm đau;
- Chế độ thai sản;
- Chế độ hưu trí;
- Chế độ tử tuất;
- Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
NLĐ làm việc theo HĐLĐ 01 tháng có bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc?
Căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
e) Dân quân thường trực;
g) Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
h) Vợ hoặc chồng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước được cử đi công tác nhiệm kỳ cùng thành viên cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài được hưởng chế độ sinh hoạt phí;
i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương;
k) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;
m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
n) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương.
Theo đó, NLĐ làm việc theo HĐLĐ 01 tháng thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BHXH bắt buộc.