Thay đổi lương tối thiểu 4 vùng đã làm tăng hay giảm lương hưu của người lao động?
Chính thức thay đổi thay đổi lương tối thiểu 4 vùng đã làm tăng hay giảm lương hưu của người lao động?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
- Vùng 1 là 4.680.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.160.000 đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.640.000 đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.250.000 đồng/tháng.
Và mức lương tối thiểu vùng mới được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP như sau:
- Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng;
- Vùng 2 là 4.410.000đồng/tháng;
- Vùng 3 là 3.860.000đồng/tháng;
- Vùng 4 là 3.450.000đồng/tháng.
Do đó, mức lương tối thiểu vùng từ 1/7/2024 đã chính thức thay đổi, cụ thể là tăng khoảng 6% so với trước.
>>> Tra cứu mức lương tối thiểu 2024 từng khu vực đầy đủ nhất: Tại đây.
Công thức tính lương hưu của người lao động như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
(Căn cứ theo Điều 56, 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Và căn cứ theo Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương tối thiểu như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.
Theo đó, tiền lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động được tăng lương khi tăng mức lương tối thiểu vùng trong trường hợp mức lương hiện hưởng thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới hoặc theo thỏa thuận nếu mức lương hiện hưởng bằng (hoặc cao hơn) mức lương tối thiểu vùng mới.
Như vậy, thay đổi lương tối thiểu 4 vùng sẽ làm tăng lương hưu của người lao động trong trường hợp người lao động được tăng lương, hoặc giảm lương hưu trong trường hợp tiền lương của người lao động giảm (NSDLĐ quyết định giảm tiền lương của NLĐ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới).
Trong trường hợp lương của NLĐ không thay đổi thì lương hưu sẽ không ảnh hưởng sau khi thay đổi lương tối thiểu 4 vùng.Mới:
>> CBCCVC và LLVT chính thức áp dụng lương cơ bản mới
>> Lương cơ sở 2.34 triệu của CBCCVC và LLVT đã là mức tăng cuối cùng chưa?
>> Có tăng lương hưu lần 3 theo quy định mới cho người lao động không?
Mới:
>> 02 giai đoạn đóng bảo hiểm xã hội năm 2025 để được hưởng lương hưu ra sao?
>> Thông tin mới về thay đổi chính sách tiền lương giáo viên trong thời gian tới
>> Chính thức điều chỉnh lương cơ sở cho cán bộ công chức viên chức và LLVT
Thay đổi lương tối thiểu 4 vùng đã làm tăng hay giảm lương hưu của người lao động? (Hình từ Internet)
Người lao động nhận lương hưu qua đâu?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người lao động nhận lương hưu qua các hình thức sau:
- Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
- Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
- Thông qua người sử dụng lao động.
Thay đổi nơi nhận lương hưu thì làm đơn theo mẫu nào?
Trường hợp thay đổi nơi nhận lương hưu, có nghĩa là thay đổi thông tin người hưởng lương hưu, người lao động có thể làm đơn đề nghị thay đổi thông tin người hưởng lương hưu theo mẫu 02-CBH quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024.
>>> Tải mẫu đề nghị thay đổi thông tin người hưởng lương hưu: Tại đây.