Thanh tra, kiểm tra giáo viên trong năm học mới gồm những nội dung nào?
Thanh tra, kiểm tra giáo viên trong năm học mới gồm những nội dung nào?
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn 3972/BGDĐT-TTr năm 2023 hướng dẫn thanh tra, kiểm tra năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên ban hành 07/8/2023 có quy định về nội dung thanh tra, kiểm tra như sau:
Theo đó, tại cơ sở giáo dục, nội dung thanh tra, kiểm tra bao gồm:
- Việc thực hiện nhiệm vụ được giao của nhà giáo, nền nếp tổ chức, dạy học.
- Hoạt động của bộ phận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ/học sinh; công tác tư vấn tâm lý học đường và hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động ngoài giờ, chính khóa.
- Hoạt động của tổ/khối/nhóm chuyên môn.
- Việc sử dụng, bảo quản thiết bị dạy học, thư viện trong cơ sở giáo dục.
- Công tác tài chính, tài sản và các khoản thu ngoài ngân sách.
- Công tác kế toán, văn thư, hành chính, y tế trường học.
- Việc thực hiện công khai, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, xử lý kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
Tại Sở Giáo dục và Đào tạo, thực hiện thanh tra, kiểm tra các nội dung:
- Thanh tra, kiểm tra trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện).
- Trách nhiệm quản lý của người đứng đầu cơ sở giáo dục thuộc trách nhiệm quản lý của sở Giáo dục.
- Công tác tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, việc thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên theo quy định trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc thẩm quyền quản lý.
- Việc thực hiện các chương trình, dự án, gói thầu thuộc trách nhiệm quản lý của sở Giáo dục.
- Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; trong đó chú trọng việc bảo đảm và sử dụng thiết bị dạy học tối thiểu theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; việc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa, tài liệu tham khảo.
- Việc tổ chức tuyển sinh đầu cấp; việc chuyển trường, chuyển lớp; ôn tập, tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Việc dạy thêm, học thêm; thực hiện chương trình giáo dục của nước ngoài, liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài; dạy học ngoại ngữ, tin học; hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa...
- Thực hiện tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, kiến nghị, phản ánh và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
Xem chi tiết Công văn 3972/BGDĐT-TTr năm 2023: TẢI VỀ
Thanh tra, kiểm tra giáo viên trong năm học mới gồm những nội dung nào?
Hồ sơ thanh tra, kiểm tra giáo viên gồm những gì?
Căn cứ theo Công văn 3972/BGDĐT-TTr năm 2023 có đề cập hồ sơ thanh tra kiểm tra giáo viên như sau:
Hồ sơ thanh tra thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra 2022 và Điều 49 Thông tư 06/2021/TT-TTCP có quy định về hồ sơ như sau:
Hồ sơ thanh tra
Hồ sơ thanh tra bao gồm:
1. Nhóm 1 về các văn bản chủ yếu, bao gồm:
- Quyết định thanh tra, quyết định gia hạn thời hạn thanh tra, quyết định bổ sung, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra (nếu có);
- Kế hoạch tiến hành thanh tra;
- Văn bản, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền là căn cứ ra Quyết định thanh tra;
- Kết luận thanh tra; Báo cáo kết quả thanh tra của Thủ trưởng cơ quan ra Quyết định thanh tra với cấp trên (nếu có);
- Các văn bản kết luận, chỉ đạo xử lý, quyết định xử lý của Người ra quyết định thanh tra hoặc cấp có thẩm quyền;
- Nhật ký Đoàn thanh tra.
2. Nhóm 2 về các văn bản, tài liệu do Đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra hoặc người được giao nhiệm vụ soạn thảo, ban hành trong quá trình thanh tra, bao gồm:
- Báo cáo khảo sát, nắm tình hình hoạt động của đối tượng thanh tra trước khi tiến hành thanh tra (nếu có);
- Văn bản, đề cương của Đoàn thanh tra yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo về những nội dung thanh tra;
- Các biên bản do Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra lập khi làm việc với đối tượng thanh tra và những người có liên quan đến nội dung thanh tra;
- Các báo cáo về tiến độ, tình hình thực hiện nhiệm vụ thanh tra với Người ra quyết định thanh tra;
- Các văn bản, quyết định xử lý trong quá trình thanh tra;
- Các văn bản, báo cáo xác minh các nội dung thanh tra của Đoàn hoặc của các thành viên Đoàn thanh tra;
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của thành viên Đoàn thanh tra, Báo cáo kết quả thanh tra của Đoàn thanh tra;
- Biên bản các buổi họp, làm việc của Đoàn thanh tra về Báo cáo kết quả thanh tra;
- Biên bản các cuộc họp, làm việc của Người ra quyết định thanh tra, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị chủ trì cuộc thanh tra với Đoàn thanh tra và thông báo ý kiến kết luận của người chủ trì họp, làm việc (nếu có);
- Văn bản, tài liệu do đối tượng thanh tra cung cấp, giải trình về các nội dung của Kết luận thanh tra (nếu có);
- Văn bản bảo lưu ý kiến của Trưởng đoàn thanh tra, thành viên Đoàn thanh tra.
3. Nhóm 3 về văn bản, tài liệu thu thập từ đối tượng thanh tra, là chứng cứ phục vụ Kết luận thanh tra, bao gồm:
- Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra theo đề cương, yêu cầu của Đoàn thanh tra;
- Văn bản, báo cáo của đối tượng thanh tra cung cấp có liên quan đến nội dung thanh tra.
4. Nhóm 4 về văn bản, tài liệu khác liên quan đến cuộc thanh tra, bao gồm:
- Các loại đơn thư phản ánh, kiến nghị, tố cáo có liên quan đến các nội dung thanh tra;
- Báo cáo kết quả giám sát hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có);
- Báo cáo kết quả thẩm định dự thảo Kết luận thanh tra, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến thẩm định và các tài liệu, biên bản làm việc (nếu có);
- Các dự thảo Kết luận thanh tra xin ý kiến; các văn bản gửi lấy ý kiến về dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản trưng cầu giám định (nếu có);
- Các văn bản của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia ý kiến vào dự thảo Kết luận thanh tra; văn bản giám định (nếu có);
- Các tài liệu khác có liên quan đến cuộc thanh tra.
- Hồ sơ kiểm tra thực hiện theo quy định kiểm tra của đơn vị (nếu có) sẽ bao gồm những tài liệu sau:
+ Quyết định kiểm tra;
+Kế hoạch tiến hành kiểm tra;
+ Báo cáo của đối tượng kiểm tra, báo cáo giải trình (nếu có);
+ Biên bản kiểm tra;
+ Tài liệu minh chứng thu nhận của đối tượng kiểm tra, đối tượng có liên quan;
+ Báo cáo kết quả kiểm tra;
+ Thông báo kết quả kiểm tra (nếu có);
+ Nhật ký đoàn kiểm tra (nếu có).
Kết luận thanh tra sẽ được công khai theo hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Thông tư 06/2021/TT-TTCP có quy định như sau:
Công khai Kết luận thanh tra
...
Việc lựa chọn hình thức công khai Kết luận thanh tra thực hiện như sau:
Việc công khai Kết luận thanh tra theo hình thức quy định tại điểm a khoản 2 Điều 39 của Luật Thanh tra phải được lập biên bản. Biên bản công bố Kết luận thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 41 ban hành kèm theo Thông tư này.
Ngoài hình thức nêu trên, Người ra quyết định thanh tra phải thực hiện một trong các hình thức công khai sau:
a) Thông báo trên ít nhất một trong các phương tiện thông tin đại chúng, gồm báo nói, báo hình, báo viết, báo điện tử; thời gian thông báo trên báo nói, báo hình ít nhất 02 lần phát sóng; trên báo viết ít nhất 01 số phát hành; trên báo điện tử ít nhất là 05 ngày liên tục;
b) Thông báo trên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp ít nhất là 05 ngày liên tục;
c) Niêm yết Kết luận thanh tra tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra trong thời gian ít nhất là 15 ngày liên tục.
Như vậy, kết luận thanh tra sẽ được công khai theo 1 trong 3 hình thức nêu trên.