Thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong năm 2023?
- Thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong năm 2023?
- Cơ quan thành lập Hội đồng kiểm định có phải cùng là cơ quan thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức không?
- Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức khác với kết quả tuyển dụng công chức như thế nào?
Thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong năm 2023?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng kiểm định
1. Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức (sau đây gọi là Hội đồng kiểm định). Hội đồng kiểm định có 07 hoặc 09 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ.
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ.
d) Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
...
Theo đó Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức việc kiểm định chất lượng đầu vào công chức có 7 hoặc 9 người gồm:
- Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Bộ Nội vụ
- Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ
- Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng đại diện bộ phận tham mưu về công tác kiểm định của Bộ Nội vụ
- Các ủy viên khác do Bộ trưởng Bộ Nội vụ quyết định.
Thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức trong năm 2023? (Hình từ Internet)
Cơ quan thành lập Hội đồng kiểm định có phải cùng là cơ quan thành lập Hội đồng tuyển dụng công chức không?
Dựa theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 06/2023/NĐ-CP thì Bộ Nội vụ quyết định thành lập Hội đồng kiểm định để tổ chức kiểm định chất lượng đầu vào công chức.
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 138/2020 NĐ-CP quy định như sau:
Hội đồng tuyển dụng công chức
1. Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định thành lập Hội đồng tuyển dụng để tổ chức việc tuyển dụng. Hội đồng tuyển dụng có 05 hoặc 07 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
b) Phó Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là công chức thuộc bộ phận tham mưu về tổ chức cán bộ của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng;
d) Các uỷ viên khác là đại diện lãnh đạo của một số bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ có liên quan đến việc tổ chức tuyển dụng do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức quyết định.
...
Tiếp tục căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức
1. Cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.
...
Có thể thấy cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng bao gồm:
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước thực hiện tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước thực hiện tuyển dụng công chức trong cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý;
- Cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của tổ chức chính trị - xã hội tuyển dụng và phân cấp tuyển dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc quyền quản lý.
(khoản 1 Điều 39 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019).
Vậy có thể xác định rằng cơ quan thành lập Hội đồng kiểm định không phải cùng là cơ quan thành lập Hội đồng tuyển dụng.
Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức khác với kết quả tuyển dụng công chức như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 06/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng kết quả kiểm định
1. Kết quả kiểm định chất lượng đầu vào công chức có giá trị sử dụng trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày có quyết định phê duyệt của Bộ Nội vụ. Trong thời hạn kết quả kiểm định còn giá trị, người đạt kết quả kiểm định được đăng ký thi tuyển công chức ở các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này trong phạm vi toàn quốc.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tuyển dụng công chức căn cứ kết quả kiểm định công chức để quy định điều kiện đăng ký dự tuyển công chức và tổ chức thi vòng 2 đối với người đạt kết quả kiểm định theo quy định tại khoản 2 Điều 8 và điểm a, điểm c khoản 3 Điều 14 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức (sau đây gọi là Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
...
Và dựa theo Điều 15 Nghị định 138/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thông báo kết quả tuyển dụng công chức
1. Sau khi hoàn thành việc chấm thi vòng 2 theo quy định tại Điều 14 Nghị định này, chậm nhất 05 ngày làm việc, Hội đồng tuyển dụng phải báo cáo người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xem xét, phê duyệt kết quả tuyển dụng.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định phê duyệt kết quả tuyển dụng, Hội đồng tuyển dụng phải thông báo công khai trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức và gửi thông báo công nhận kết quả trúng tuyển bằng văn bản tới người dự tuyển theo địa chỉ mà người dự tuyển đã đăng ký. Nội dung thông báo phải ghi rõ thời hạn người trúng tuyển phải đến cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng để hoàn thiện hồ sơ tuyển dụng.
Vậy có thể thấy khi có kết quả tuyển dụng là người tham gia thi tuyển đã hoàn thành hết bài thi và đợi xem xét phê duyệt kết quả tuyển dụng, trong thời gian này nếu đâu người tham gia tuyển dụng chỉ cần hoàn thành hồ sơ là có thể đi làm.
Đối với kết quả kiểm định thì người tham gia tuyển dụng còn phải cầm kết quả kiểm định thi vòng 2 mới biết được kết quả là đậu hay rớt.