Tháng 9 là cung hoàng đạo gì? Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 9?
Tháng 9 là cung hoàng đạo gì?
Tháng 9 là tháng của hai cung hoàng đạo: Xử Nữ và Thiên Bình. Cụ thể như sau:
- Cung hoàng đạo Xử Nữ: Gồm những người sinh từ ngày 1/9 đến ngày 22/9. Những người thuộc cung này có tính cách tinh tế, tỉ mỉ và có trí tuệ sắc bén. Họ là người thực tế, có tổ chức và có kỷ luật cao.
- Cung hoàng đạo Thiên Bình: Gồm những người sinh từ ngày 23/9 đến ngày 30/9. Những người thuộc cung này có tính cách lãng mạn, uyển chuyển và có sức hút với người khác. Họ biết lắng nghe, chân thành và yêu thích sự công bằng và hòa bình.
Tháng 9 là cung hoàng đạo gì? Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 9? (Hình từ Internet)
Ngành nghề nào phù hợp với cung hoàng đạo tháng 9?
Những nghề nghiệp phù hợp với cung hoàng đạo Xử Nữ và Thiên Bình là:
- Cung hoàng đạo Xử Nữ: Gồm những người sinh từ ngày 1/9 đến ngày 22/9. Những người thuộc cung này có tính cách tinh tế, tỉ mỉ và có trí tuệ sắc bén. Họ là người thực tế, có tổ chức và có kỷ luật cao. Những nghề nghiệp phù hợp với Xử Nữ là những nghề liên quan đến kỹ thuật, khoa học, y tế, giáo dục, tài chính, và nhiều lĩnh vực khác nữa.
Những lĩnh vực này cho phép họ phát huy khả năng phân tích, tổ chức và thực hiện công việc một cách xuất sắc. Ví dụ: kế toán, nhà thiết kế, người làm vườn, đầu bếp, nhân viên ngân hàng, luật sư, cố vấn tài chính, bác sĩ thú y
- Cung hoàng đạo Thiên Bình: Gồm những người sinh từ ngày 23/9 đến ngày 30/9. Những người thuộc cung này có tính cách lãng mạn, uyển chuyển và có sức hút với người khác. Họ biết lắng nghe, chân thành và yêu thích sự công bằng và hòa bình. Những nghề nghiệp phù hợp với Thiên Bình là những nghề liên quan đến giao tiếp, ngoại giao, tư vấn, tâm lý học và nghệ thuật. Ví dụ: nhà ngoại giao, nhà quan hệ công chúng, thẩm phán, chuyên gia tư vấn, nhà tâm lý học và nghệ sĩ
Lưu ý: cung hoàng đạo chỉ là một phần tính cách con người do đó việc lựa chọn công việc phù hợp với mình phải phụ thuộc sở thích, sở trường của bản thân các công việc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Tính lương cơ bản cho người lao động như thế nào?
Lương cơ bản có thể hiểu là mức lương tối thiểu người lao động nhận được, nên mức lương cơ bản đối với khối doanh nghiệp và khối Nhà nước cũng có sự khác biệt.
Do đó, lương cơ bản hiện nay sẽ được chia ra thành 02 nhóm đối tượng như sau:
* Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho các doanh nghiệp, cá nhân:
Lương cơ bản của người lao động làm việc trong doanh nghiệp được xác định theo thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức thấp nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.680.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 22.500 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.160.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 20.000 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.640.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 17.500 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.250.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 15.600 đồng/giờ.
* Đối với cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách Nhà nước:
Lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức chính là tích của lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Từ 01/7/2023: Mức lương cơ bản = 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số lương (Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP).
Người lao động có phải dùng lương cơ bản để đóng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này.
Theo quy định trên, tiền lương đóng bảo hiểm xã hội đối với cán bộ, công chức sẽ là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động làm việc theo hợp đồng lao động cho cá nhân, doanh nghiệp sẽ là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, lương cơ bản sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp, hỗ trợ. Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.