Thẩm phán có thẩm quyền thay đổi Quản tài viên không?
Thẩm phán có thẩm quyền thay đổi Quản tài viên không?
Theo Điều 9 Luật Phá sản 2014 quy định:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản
1. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ liên quan đến việc giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản trong trường hợp cần thiết.
2. Quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản.
3. Quyết định chỉ định hoặc thay đổi Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
4. Giám sát hoạt động của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.
5. Quyết định việc thực hiện kiểm toán doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.
6. Quyết định việc bán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán sau khi mở thủ tục phá sản để bảo đảm chi phí phá sản.
7. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
8. Áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền dẫn giải đại diện của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức Hội nghị chủ nợ.
10. Quyết định công nhận Nghị quyết của Hội nghị chủ nợ về phương án phục hồi hoạt động kinh doanh.
11. Quyết định đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản.
12. Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
13. Áp dụng biện pháp xử phạt hành chính, đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý về hình sự theo quy định của pháp luật.
14. Tham khảo quyết định giải quyết phá sản trước đó trong vụ việc phá sản tương tự theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao.
15. Phải từ chối giải quyết phá sản nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
16. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản có thẩm quyền thay đổi Quản tài viên.
Thẩm phán có thẩm quyền thay đổi Quản tài viên không? (Hình từ Internet)
Người chưa xóa án tích có được hành nghề Quản tài viên không?
Tại Điều 14 Luật Phá sản 2014 có quy định như sau:
Cá nhân không được hành nghề quản lý, thanh lý tài sản
1. Cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích; người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo đó, những đối tượng sau đây sẽ không được hành nghề Quản tài viên:
- Cán bộ, công chức, viên chức;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người đã bị kết án nhưng chưa được xóa án tích;
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Người mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Vậy người chưa xóa án tích sẽ không được hành nghề Quản tài viên.
Quản tài viên có được tiết lộ thông tin của doanh nghiệp mà mình biết được trong khi hành nghề không?
Tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 22/2015/NĐ-CP có quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản
1. Những hành vi bị nghiêm cấm đối với Quản tài viên:
a) Cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản;
b) Gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định của pháp luật;
c) Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi;
d) Tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
đ) Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
...
Theo đó Quản tài viên không được thực hiện các hành vi sau:
- Quản tài viên bị cấm cho thuê, cho mượn hoặc cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng chứng chỉ hành nghề Quản tài viên của mình để hành nghề quản lý, thanh lý tài sản.
- Quản tài viên không được gợi ý hoặc nhận bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích vật chất từ người tham gia thủ tục phá sản hoặc lợi dụng danh nghĩa Quản tài viên để thu lợi từ cá nhân, tổ chức ngoài chi phí Quản tài viên được nhận theo quy định.
- Hành vi lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn để thông đồng với cá nhân, tổ chức nhằm mục đích vụ lợi là không được phép.
- Ngoài ra Quản tài viên cũng không được tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được doanh nghiệp, hợp tác xã đồng ý bằng văn bản.
- Các hành vi khác trái với quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Quản tài viên.
Vậy Quản tài viên cũng không được tiết lộ thông tin về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp mà Quản tài viên biết được trong khi hành nghề nếu không được doanh nghiệp đồng ý bằng văn bản.