Tết Trung thu còn gọi là gì? Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tặng quà vào dịp Tết Trung thu đúng không?

Tết Trung thu còn có các tên gọi khác là gì? Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tặng quà người lao động vào dịp Tết Trung thu có đúng không?

Tết Trung thu còn gọi là gì?

Tết Trung thu là một lễ hội truyền thống quan trọng ở Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Lễ hội này diễn ra vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, khi trăng tròn và sáng nhất.

Tết Trung thu có nhiều hoạt động vui chơi như rước đèn lồng, múa lân, và phá cỗ trông trăng. Trẻ em thường đeo mặt nạ và tham gia các trò chơi dân gian. Người lớn thì chuẩn bị các mâm cỗ với bánh nướng, bánh dẻo, và các loại trái cây để cúng tổ tiên và thưởng nguyệt.

Lễ hội này cũng gắn liền với nhiều truyền thuyết, như câu chuyện về chú Cuội và cây đa, hay Hằng Nga và Hậu Nghệ. Những câu chuyện này làm tăng thêm phần huyền bí và hấp dẫn cho Tết Trung thu.

Tết Trung thu còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Tết Thiếu nhi, Tết Trông Trăng, Tết Hoa Đăng, và Tết Đoàn Viên. Những tên gọi này phản ánh các hoạt động và ý nghĩa của ngày lễ, như việc trẻ em rước đèn lồng, gia đình sum họp, và ngắm trăng.

Tết Trung thu 2024 diễn ra vào thứ ba ngày 17 tháng 9 dương lịch, tức ngày 15 tháng 8 âm lịch.

Thông tin mang tính tham khảo

Tết Trung thu còn gọi là gì? Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tặng quà vào dịp Tết Trung thu đúng không?

Tết Trung thu còn gọi là gì? Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tặng quà vào dịp Tết Trung thu đúng không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp không có nghĩa vụ tặng quà vào dịp Tết Trung Thu đúng không?

Theo Điều 6 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động
...
2. Người sử dụng lao động có các nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động;
b) Thiết lập cơ chế và thực hiện đối thoại, trao đổi với người lao động và tổ chức đại diện người lao động; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc;
c) Đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nhằm duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động;
d) Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động; xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Tham gia phát triển tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia, đánh giá, công nhận kỹ năng nghề cho người lao động.

Theo đó doanh không có nghĩa vụ phải tặng quà cho người lao động vào dịp Tết Trung thu. Đồng thời, việc tặng quà chỉ mang tính tự nguyện, khuyến khích chứ không bắt buộc.

Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Tết Trung thu không?

Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, các ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được hưởng nguyên lương gồm có:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch).

- Tết Âm lịch: 05 ngày.

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch.

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Như vậy ngày Tết Trung thu không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định. Nên vào ngày Tết Trung thu, người lao động sẽ không được nghỉ lễ hưởng nguyên lương.

Tuy nhiên theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo đó ngày Tết Trung thu rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.

Trường hợp ngày Tết Trung thu trùng vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động vẫn sẽ được nghỉ hưởng nguyên lương. Bên cạnh đó, người lao động có thể sử dụng ngày nghỉ phép năm của mình để được nghỉ hưởng nguyên lương vào ngày này.

Đồng thời theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể chủ động xin nghỉ không lương vào ngày Tết Trung thu. Tuy nhiên, phải nhận được sự chấp thuận từ phía người sử dụng lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào