Tay cầm của thiết bị mang tải phải được bố trí như thế nào?

Tay cầm của thiết bị mang tải phải được bố trí như thế nào? Việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng thiết bị gì? Câu hỏi của anh H.T (Thanh Hóa).

Tay cầm của thiết bị mang tải phải được bố trí như thế nào?

Tại tiểu mục 4.1.3 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

4 Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
4.1 Yêu cầu chung
...
4.1.3 Tay cầm
Phải trang bị (các) tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.
4.1.4 Yêu cầu đối với các dây treo tích hợp sẵn
Các dây treo được tích hợp trên thiết bị mang tải phải tuân thủ ISO 4778, ISO 7351, EN 1492-1, EN 1492-2 và EN 1492-4.
4.1.5 Ổn định trong quá trình bảo quản
Khi không có nhu cầu sử dụng, thiết bị mang tải phải có khả năng giữ ổn định trong quá trình bảo quản. Thiết bị phải không bị lật khi bị nghiêng 10° theo mọi hướng. Có thể đạt được độ ổn định này dựa theo hình dạng của thiết bị hoặc bằng các phương tiện bổ sung, chẳng hạn như các giá đỡ.
4.2 Các yêu cầu riêng đối với từng loại thiết bị mang tải
4.2.1 Kẹp mang tải dạng tấm
4.2.1.1 Ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định, phải loại trừ khả năng tải nâng bị nhả ra, đặc biệt là do các ảnh hưởng sau:
a) Sự tiếp xúc của kẹp, đặc biệt là cơ cấu khóa, với các chướng ngại vật;
b) Khối lượng của móc, cụm puli dưới hoặc các bộ phận liên kết khác lên thiết bị;
c) Thao tác nghiêng và lật đã được dự kiến trước.
4.2.1.2. Các kẹp mang tải dạng tấm có mục đích di chuyển tải treo theo phương thẳng đứng phải kết hợp với thiết bị ngăn chặn tải nâng không bị rơi ra khi tải được đặt xuống.
4.2.1.3 Hệ số an toàn chống trượt tải nâng phải lấy ít nhất là 2.
4.2.1.4 Tải trọng làm việc nhỏ nhất đối với kẹp mang tải dạng tấm phải nhỏ hơn hoặc bằng 5% WLL.
...

Theo quy định trên, phải trang bị tay cầm trên các thiết bị mang tải vận hành bằng tay, được bố trí sao cho tránh được thương tích lên các ngón tay. Không yêu cầu các tay cầm nếu thiết bị sẵn có các chỗ để nắm tay.

Tay cầm của thiết bị mang tải phải được bố trí như thế nào?

Tay cầm của thiết bị mang tải phải được bố trí như thế nào? (Hình từ Internet)

Việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng thiết bị gì?

Tại tiểu mục 4.2.2.9 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.2.8 Đối với các thiết bị mang tải có mục đích sử dụng ở khu vực nguy hiểm thì phải trang bị thêm thiết bị giữ tải cưỡng bức phụ hoặc hai nguồn chân không dự trữ lắp van một chiều. Mỗi nguồn dự trữ chân không phải nối với tổ hợp riêng rẽ các giác hút. Các nguồn dự trữ chân không phải tuân theo các yêu cầu 4.2.2.1.
4.2.2.9 Việc nhả tải nâng phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhả tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.
4.2.2.10 Các bộ điều khiển cho chuyển động nghiêng và lật tải nâng phải là loại ấn-giữ.
4.2.2.11 Hình dạng của giác hút phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Khi nhiều giác hút được sử dụng cùng với dầm nâng, sơ đồ bố trí và tải trọng làm việc giới hạn của các giác hút phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi giác hút phải không vượt quá WLL của giác hút, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.

Theo quy định trên, việc nhả tải nâng của thiết bị mang tải bằng chân không phải được kích hoạt bằng bộ điều khiển tác động kép. Không yêu cầu điều này nếu việc nhả tải nâng là không thể xảy ra cho đến khi tải nâng được đặt trên nền hoặc đã ở trong các khu vực hạn chế.

Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải đáp ứng yêu cầu gì?

Tại tiểu mục 4.2.3.1.2 Mục 4 TCVN 12158:2017 (ISO 17096:2015) có quy định như sau:

Yêu cầu an toàn và các biện pháp an toàn
...
4.2.3 Thiết bị mang tải bằng nam châm
...
4.2.3.1.2 Hình dạng của nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Khi nhiều nam châm được sử dụng cùng với dầm nâng, sơ đồ bố trí và WLL của các nam châm phải phù hợp với tải nâng dự kiến. Sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm phải không vượt quá WLL của nam châm, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.
4.2.3.2 Thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy
4.2.3.2.1 Các thiết bị mang tải bằng nam châm điện sử dụng nguồn ắc quy phải có lực xé ít nhất bằng hai lần WLL ở các điều kiện do nhà sản xuất quy định.
...

Theo quy định trên, sự phân bố tải nâng dự kiến cho mỗi nam châm đối với thiết bị mang tải bằng nam châm phải không vượt quá WLL của nam châm, tính cả ảnh hưởng do độ cứng của tải nâng và thiết bị mang tải.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào