Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động?
Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động?
Theo Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
Áp dụng tập quán
1. Tập quán là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự.
2. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định thì có thể áp dụng tập quán nhưng tập quán áp dụng không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Theo đó tập quán pháp là những thói quen, phong tục của cộng đồng được nhà nước thừa nhận và nâng lên thành pháp luật. Đây là những quy tắc xử sự chung, được hình thành từ đời sống hoặc truyền thống văn hóa xã hội trong một thời gian dài, và được cộng đồng chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác.
Tập quán pháp có một số đặc điểm chính như sau:
- Nguồn gốc từ tập tục xã hội: Tập quán pháp bắt nguồn từ những thói quen, phong tục đã tồn tại lâu đời trong cộng đồng và được mọi người chấp nhận và tuân thủ một cách tự giác.
- Tính bảo thủ và ít biến đổi: Do được hình thành từ các tập tục lâu đời, tập quán pháp thường mang tính bảo thủ và ít thay đổi theo thời gian.
- Không do cơ quan nhà nước ban hành: Tập quán pháp không phải do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành mà được hình thành tự phát từ đời sống xã hội.
- Tính cưỡng chế: Khi được nhà nước thừa nhận, tập quán pháp trở thành những quy tắc xử sự chung có giá trị pháp lý và được nhà nước bảo đảm thực hiện.
- Tính cục bộ địa phương: Tập quán pháp thường mang tính cục bộ, phản ánh đặc trưng văn hóa và xã hội của từng địa phương cụ thể
Trong lĩnh vực lao động ở Việt Nam, một ví dụ về tập quán pháp là việc nghỉ Tết Nguyên Đán. Theo truyền thống, người lao động thường được nghỉ làm việc trong dịp Tết để sum họp gia đình và tham gia các hoạt động lễ hội. Tập quán này đã được nhà nước thừa nhận và quy định cụ thể tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, đảm bảo quyền lợi nghỉ lễ cho người lao động.
Tập quán pháp là gì? Ví dụ về tập quán pháp ở Việt Nam trong lĩnh vực lao động? (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ hướng dẫn phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động đối với đối tượng người lao động nào?
Theo Điều 20 Luật Việc làm 2013 quy định:
Hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho người lao động có nhu cầu và khả năng đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
2. Người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được Nhà nước hỗ trợ:
a) Học nghề, ngoại ngữ; hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động;
b) Đào tạo, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để đáp ứng yêu cầu của nước tiếp nhận lao động;
c) Vay vốn với lãi suất ưu đãi.
3. Chính phủ quy định chi tiết chính sách hỗ trợ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Điều này.
Theo đó người lao động là người dân tộc thiểu số; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ bị thu hồi đất nông nghiệp; thân nhân của người có công với cách mạng có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ được Nhà nước hỗ trợ hiểu biết phong tục tập quán, pháp luật của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.
Chính sách của Nhà nước về việc làm như thế nào?
Theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định các chính sách của Nhà nước về việc làm như sau:
- Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
- Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
- Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.