Tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất ra sao?
- Đối tượng nào được tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc?
- Tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất ra sao?
- Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc lấy từ đâu?
- Chính thức áp dụng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc khi nào?
Đối tượng nào được tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 11/2023/TT-BNV có quy định về đối tượng áp dụng như sau:
Cán bộ xã, phường, thị trấn già yếu đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 130-CP năm 1975 của Hội đồng Chính phủ bổ sung chính sách, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ xã và Quyết định 111-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng về việc sửa đổi, bổ sung một số chính sách, chế độ đối với cán bộ xã, phường (sau đây gọi là cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc).
Tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất ra sao?
Tăng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mới nhất ra sao?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 11/2023/TT-BNV có quy định về thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại Điều 2 Nghị định 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng như sau:
Mức trợ cấp từ 01/7/2023 = 1,125 x Mức trợ cấp tháng 6/2023
Trong đó:
(1) Mức trợ cấp tháng 6/2023 là mức trợ cấp quy định tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2022/TT-BNV.
(2) Sau khi điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định mà có mức trợ cấp được hưởng thấp hơn 3.000.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
- Trường hợp dưới 2,7 triệu đồng/tháng: Tăng thêm 300 nghìn đồng;
- Trường hợp từ 2,7 triệu đồng đến dưới 3 triệu đồng: Tăng lên bằng 3 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, mức trợ cấp hàng tháng từ 01/7/2023 của cán bộ xã đã nghỉ hưu được làm tròn như sau:
- Đối với cán bộ nguyên là Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND, Phó Bí thư, Phó Chủ tịch, Thường trực Đảng ủy, Ủy viên thư ký UBND, Thư ký HĐND xã, Xã đội trưởng, Trưởng công an xã: 3 triệu đồng/tháng;
- Đối với các chức danh còn lại: 2,817 triệu đồng/tháng.
Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc lấy từ đâu?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 11/2023/TT-BNV có quy định về nguồn kinh phí như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc chi trả trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 7 năm 2023 theo hướng dẫn tại Thông tư này đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.
2. Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 42/2023/NĐ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 3 Nghị định 42/2023/NĐ-CP có đề cập đến nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí thực hiện
Nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 1 Nghị định này được quy định như sau:
1. Ngân sách nhà nước bảo đảm đối với các đối tượng hưởng chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định số 91/2000/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp cho những người đã hết tuổi lao động tại thời điểm ngừng hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, Quyết định số 613/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc trợ cấp hằng tháng cho những người có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác thực tế đã hết thời hạn hưởng trợ cấp mất sức lao động và các đối tượng quy định tại điểm d, điểm đ, điểm e và điểm g khoản 1 Điều 1 Nghị định này; hưởng lương hưu theo Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ, Nghị định số 11/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 159/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về việc thực hiện chế độ hưu trí đối với quân nhân trực tiếp tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước có 20 năm trở lên phục vụ quân đội đã phục viên, xuất ngũ và Nghị định số 23/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định một số chế độ đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 có từ đủ 20 năm trở lên phục vụ trong quân đội, công an đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Chính thức áp dụng mức trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã già yếu đã nghỉ việc khi nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 11/2023/TT-BNV có quy định về hiệu lực thi hành như sau:
Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày15 tháng 9 năm 2023.
2. Chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
3. Thông tư này thay thế Thông tư số 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định số 111-HĐBT ngày 13 tháng 10 năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.
Như vậy, Thông tư 11/2023/TT-BNV có hiệu lực từ ngày 15/9/2023. Chế độ quy định tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Từ 15/9/2023 Thông tư 11/2023/TT-BNV sẽ chính thức thay thế Thông tư 02/2022/TT-BNV ngày 29 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện điều chỉnh mức trợ cấp hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2022 đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc theo Quyết định số 130-CP ngày 20 tháng 6 năm 1975 của Hội đồng Chính phủ và Quyết định 111-HĐBT năm 1981 của Hội đồng Bộ trưởng.