Tăng mức lương công chức viên chức và người lao động từ 1/7/2024 cụ thể ra sao?
Tăng mức lương người lao động và công chức viên chức từ 1/7/2024 cụ thể ra sao?
Từ ngày 1/7/2024 tăng mức lương tối thiểu vùng lên 6%
Sáng 20/12, Hội đồng Tiền lương quốc gia đã họp phiên thứ hai năm 2023, để thảo luận, thương lượng về phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024.
Theo Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, phương án tăng lương được đánh giá dựa trên những khó khăn kinh tế, biến động của thế giới, các rào cản thương mại phức tạp...và cả tình hình đời sống khó khăn của người lao động trong thời gian qua do biến động của giá cả, doanh nghiệp thiếu các đơn hàng...
Kết thúc phiên họp, với đa số phiếu đồng thuận, Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 là 6% từ ngày 1/7/2024 (cùng thời điểm cải cách tiền lương khu vực Nhà nước).
Căn cứ tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng hiện nay được quy định như sau:
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
Như vậy, với mức tăng 6% trên, mức lương tối thiểu theo tháng được áp dụng từ ngày 1/7/2024, cụ thể như sau:
Vùng 1 tăng từ 4,68 triệu đồng/tháng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng thêm 280.000 đồng);
Vùng 2 tăng từ 4,16 triệu đồng/tháng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng);
Vùng 3 tăng từ 3,64 triệu đồng/tháng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220.000 đồng);
Vùng 4 tăng từ 3,25 triệu đồng/tháng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200.000 đồng).
Như vậy, tăng mức lương tối thiểu vùng cho người lao động lên 6% sẽ áp dụng từ ngày 1/7/2024.
Từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27
Căn cứ tại Nghị quyết 104/2023/QH15, chính thức từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Theo tinh thần của Nghị quyết 27, tiền lương công chức viên chức sẽ tăng. Tuy nhiên, Bộ Nội vụ cho biết sẽ có 36 đơn vị của một số ngành không còn được hưởng chính sách lương đặc thù. Nếu xây dựng bảng lương chạy ngang, một số cơ quan có thể bị giảm 50% lương, những cơ quan có bảng lương đặc thù sẽ được bảo lưu (không tăng thêm), để hướng đến sự công bằng với người hưởng lương.
Căn cứ tại tiết 3.1, tiểu mục 3 Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 quy định bảng lương công chức viên chức khi cải cách tiền lương không thấp hơn mức lương hiện hưởng mà sẽ bằng hoặc cao hơn.
Như vậy, từ 01/7/2024 mức tiền lương của các đối tượng công chức viên chức có thể sẽ được tăng.
Tuy nhiên, công chức viên chức thuộc 36 đơn vị đang hưởng lương đặc thù có thể sẽ không được tăng lương sau khi cải cách tiền lương.
>>> Bảng lương mới của 09 đối tượng nào được tăng thêm một khoản thu nhập từ 1/7/2024?
>>> Tăng lương hưu giáo viên tiểu học lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 có đúng không?
>>> Không tăng lương hưu lên ít nhất 15% từ 1/7/2024 cho gần 7% CBCCVC trên cả nước có đúng không? là ai?
Tăng mức lương người lao động và công chức viên chức từ 1/7/2024 cụ thể ra sao?
Những điểm mới nổi bật sau khi cải cách tiền lương đối với khu vực công như thế nào?
Bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện nay
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đưa ra lộ trình thực hiện cải cách tiền lương từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp. Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 nêu rõ một trong các yếu tố cụ thể để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xây dựng 5 bảng lương mới
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 yêu cầu thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm lương cơ bản chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương và các khoản phụ cấp, chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương. Đồng thời, bổ sung tiền thưởng, quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp.
Cùng với đó, xây dựng, ban hành hệ thống 5 bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành, chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, như sau:
- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.
- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.
- 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm).
- 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp quân đội, chuyên môn kỹ thuật công an.
- 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an (trong đó giữ tương quan tiền lương của lực lượng vũ trang so với công chức hành chính như hiện nay).
Gộp và bỏ phụ cấp
Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sẽ gộp phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp độc hại, nguy hiểm (gọi chung là phụ cấp theo nghề) áp dụng đối với công chức, viên chức của những nghề, công việc có yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường và có chính sách ưu đãi phù hợp của Nhà nước (giáo dục và đào tạo, y tế, toà án, kiểm sát, thi hành án dân sự, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, hải quan, kiểm lâm, quản lý thị trường,...).
Gộp phụ cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút và trợ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thành phụ cấp công tác ở vùng đặc biệt khó khăn.
Bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức); phụ cấp chức vụ lãnh đạo (do các chức danh lãnh đạo trong hệ thống chính trị thực hiện xếp lương chức vụ); phụ cấp công tác đảng, đoàn thể chính trị - xã hội; phụ cấp công vụ (do đã đưa vào trong mức lương cơ bản); phụ cấp độc hại, nguy hiểm (do đã đưa điều kiện lao động có yếu tố độc hại, nguy hiểm vào phụ cấp theo nghề).
Mức lương của công chức viên chức từ 1/7/2024 sau cải cách tiền lương sẽ được tính như thế nào?
Căn cứ Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thiết kế cơ cấu tiền lương mới gồm: lương cơ bản và các khoản phụ cấp trong đó lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).
Như vậy, mức lương của công chức viên chức từ 1/7/2024 sau cải cách tiền lương sẽ được tính như sau:
Lương = Lương cơ bản (70% tổng quỹ lương) + Phụ cấp (30% tổng quỹ lương)+ Thưởng (nếu có).
Tải đầy đủ bảng lương công chức viên chức áp dụng đến hết ngày 30/6/2024 Tại đây.