Tăng lương hưu từ 01/7/2024 làm chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau cải cách thì mức tham chiếu mới có điều chỉnh hay không?
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 làm chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau cải cách thì mức tham chiếu mới có điều chỉnh hay không?
Xem thêm:
>> Dừng lương cơ sở 2,34 nhưng không có bảng lương mới từ sau 2026 cho nhóm đối tượng nào?
Ngày 01/7/2024 đã được Quốc hội quyết nghị thông qua là ngày thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 theo Nghị quyết 104/2023/QH15, việc cải cách tiền lương cũng dẫn tới nhiều thay đổi về mức lương hưu cùng các chế độ khác liên quan đến tiền lương.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 khi cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới. Đồng thời, xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.
Hiện nay, mức lương hưu hằng tháng theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đang được tính dựa theo mức lương cơ sở.
Do đó, khi thực hiện cải cách cũng sẽ ảnh hưởng đến tiền lương hưu vì không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ BHXH (một số khoản trợ cấp BHXH dựa trên “mức lương cơ sở”).
Nắm được tình hình, căn cứ theo Báo cáo 840/BC-UBTVQH15 về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có nội dung như sau:
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đánh giá tác động của cải cách tiền lương đối với các quy định của Luật BHXH, trong đó có việc bãi bỏ “mức lương cơ sở”. Chính phủ đã đề xuất (i) Bổ sung quy định về khái niệm “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 thay cho “mức lương cở sở” để làm căn cứ.
Do đây là nội dung mới được đặt ra nên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá tác động, đồng thời tiến hành nghiên cứu xây dựng sau:
- Nghiên cứu xây dựng một số nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu để thực hiện từ ngày 01/7/2024 khi cải cách tiền lương cũng như khi Luật có hiệu lực, đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách BHXH.
- Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc do tăng lương mới rất cao. Do đó, cần bổ sung quy định “mức tham chiếu” cụ thể này trong dự thảo Luật (dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương).
- Còn sau đó khi áp dụng nguyên tắc điều chỉnh cho các năm hoặc giai đoạn tiếp theo trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ BHXH.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có nội dung giải thích về thuật ngữ "mức tham chiếu" như sau:
Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quy định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội trong Luật này. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ bảo hiểm xã hội.
Như vậy, theo thông tin trên có thể thấy khi cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27 nếu tăng lương sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người đã nghỉ hưu và người đang làm việc (nghỉ hưu sau cải cách) do tăng lương mới rất cao.
Do đó, khi Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi được thông qua thì mức tham chiếu sẽ thay cho mức lương cơ sở, mức này sẽ là căn cứ xác định mức lương hưu. Đồng thời mức tham chiếu có sự điều chỉnh phù hợp, phù hợp từng giai đoạn để mức lương hưu của các đối tượng trước và sau cải cách đảm bảo không bị thiệt thòi.
Hiện nay chưa có văn bản chính thức về mức điều chỉnh tiền lương hưu, mức tham chiếu trên chỉ mới là đề xuất.
Xem chi tiết Báo cáo 840/BC-UBTVQH15: TẢI VỀ
Xem chi tiết Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi: TẢI VỀ
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 làm chênh lệch giữa người nghỉ hưu trước và sau cải cách thì mức tham chiếu mới có điều chỉnh hay không?
Nghỉ hưu sớm vào năm 2024 bị trừ tỷ lệ lương hưu bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:
Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 62 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.
Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
...
Theo đó, Điều 55 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (Được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019) quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu người lao động nghỉ hưu sớm năm 2024 do suy giảm khả năng lao động thì cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định sẽ bị giảm 2% tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng.
Lưu ý: Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.
Hiện nay cơ quan nào đang thực hiện chi trả tiền lương hưu?
Căn cứ tại Điều 93 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Cơ quan bảo hiểm xã hội
1. Cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; thanh tra việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này.
2. Chính phủ quy định cụ thể tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Theo đó, cơ quan bảo hiểm xã hội là cơ quan nhà nước có chức năng thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, quản lý và sử dụng các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là nơi chi trả lương hưu cho những đối tượng được hưởng lương hưu.