Tăng lương hưu từ 01/7/2024 có tăng đồng đều mức tăng lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu hay không?
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 có tăng đồng đều mức tăng lương hưu hay không?
Ngày 1/7/2024 đã được Quốc hội quyết nghị chọn là ngày thực hiện cải cách tổng thể các chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018. Ngày này đã được quy định rõ trong Nghị quyết 104/2023/QH15 về Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2024.
Việc thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 sẽ dẫn đến nhiều thay đổi lớn trong chính sách tiền lương và các phụ cấp, chế độ liên quan khi Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có quy định về việc bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Hiện nay, cách tính lương hưu theo Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP đang dựa theo mức lương cơ sở. Do đó, không còn căn cứ thực hiện được việc điều chỉnh tiền lương đã đóng BHXH để tính lương hưu và tính hưởng một số chế độ BHXH (một số khoản trợ cấp BHXH dựa trên “mức lương cơ sở”).
Vì thế, căn cứ theo Báo cáo 840/BC-UBTVQH15 về tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), có nội dung như sau:
Theo đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc đánh giá tác động của cải cách tiền lương đối với các quy định của Luật BHXH, trong đó có việc bãi bỏ “mức lương cơ sở”. Chính phủ đã đề xuất (i) Bổ sung quy định về khái niệm “Mức tham chiếu” tại khoản 12 Điều 4 thay cho “mức lương cở sở” để làm căn cứ.
Vì là nội dung mới được đặt ra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm đánh giá tác động, đồng thời tiến hành nghiên cứu xây dựng sau:
- Nghiên cứu xây dựng một số nguyên tắc cụ thể xác định mức tham chiếu để thực hiện từ ngày 01/7/2024 khi cải cách tiền lương cũng như khi Luật có hiệu lực, đúng theo quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 28-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách BHXH.
- Khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ xảy ra độ chênh lệch lớn giữa lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc do tăng lương mới rất cao. Do đó, cần bổ sung quy định “mức tham chiếu” cụ thể này trong dự thảo Luật (dưới dạng nguyên tắc tính vào thời điểm cải cách tiền lương), còn sau đó khi áp dụng nguyên tắc điều chỉnh cho các năm hoặc giai đoạn tiếp theo trên cơ sở mức tăng chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế và phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ BHXH.
Như thông tin trên, có thể thấy khi cải cách tiền lương sẽ dẫn tới mức hưởng lương hưu của người nghỉ hưu và người đang làm việc bị chênh lệch. Do đó cần xây dựng mức tham chiếu để làm căn cứ xác định mức hưởng lương hưu phù hợp cho từng đối tượng, chứ không áp dụng đồng đều một mức tăng cho tất cả đối tượng, có như vậy mới để người dân không bị thiệt thòi trước và sau cải cách tiền lương.
Xem chi tiết Báo cáo 840/BC-UBTVQH15: TẢI VỀ
>> THAM KHẢO: Bảng lương mới theo mức lương cơ sở 2,34 triệu/đồng của CBCCVC và LLVT:
Xem thêm:
Tăng lương tối thiểu liên tiếp 2 lần cho người lao động ở vùng nào từ 01/7/2024?
Xem thêm:
Mức lương cơ sở hiện nay là bao nhiêu? Mức lương cơ sở mới áp dụng cho đến khi nào?
Tăng lương hưu từ 01/7/2024 có tăng đồng đều mức tăng lương hưu cho các đối tượng nghỉ hưu hay không?
Chi bao nhiêu tiền để cải cách tiền lương từ 01/7/2024 theo Nghị quyết 27/NQ-TW?
Vừa qua, theo Nghị quyết 82/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5 năm 2024.
Đáng chú ý, tại Mục I Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2024, Chính phủ đánh giá về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5 và 5 tháng đầu năm 2024. Trong đó Chính phủ nêu rõ đã tiết kiệm được 680 nghìn tỷ đồng để triển khai chế độ tiền lương mới từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.
Ngoài ra, tại Phụ lục nhiệm vụ cụ thể giao các bộ, cơ quan, địa phương trong tháng 6 năm 2024 và thời gian tới, Chính phủ giao Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Bộ: Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Chính trị về cải cách chính sách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, ưu đãi người có công với cách mạng và trợ cấp xã hội; đề xuất thực hiện cải cách tiền lương có lộ trình phù hợp, khả thi, hiệu quả; bảo đảm công bằng, bình đẳng, hài hòa giữa các đối tượng, ổn định, không xáo trộn lớn.
Còn với Ủy ban Dân tộc được giao chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định về việc tiếp tục thực hiện các chính sách an sinh xã hội, giáo dục, tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác (nếu có) trên địa bàn các xã khu vực III, khu vực II, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới.
Theo Nghị quyết 27 nguyên nhân cần tiến hành cải cách tiền lương là gì?
Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra những nguyên nhân cần tiến hành thực hiện cải cách tiền lương như sau:
+ Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.
+ Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.
+ Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.
+ Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.
+ Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
+ Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
+ Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.
+ Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.
+ Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.
+ Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.