Tăng lương cơ sở lên 30% từ 01/7/2024 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đúng không?
Tăng lương cơ sở lên 30% từ 01/7/2024 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đúng không?
Xem thêm:
>> Dừng lương cơ sở 2,34 nhưng không có bảng lương mới từ sau 2026 cho nhóm đối tượng nào?
Hiện nay căn cứ theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đang được áp dụng là 1.8 triệu đồng/tháng
Sắp tới đây 01/7/2024 theo Nghị quyết 104/2023/QH15, cả nước sẽ tiến hành thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018.
Tuy nhiên theo Kết luận 83-KL/TW năm 2024 về cải cách tiền lương; điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội từ ngày 01/7/2024 do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, có đề cập như sau:
Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.
Theo đó, sẽ không tiến hành bỏ lương cơ sở mà sẽ tiếp tục tăng lương cơ sở, cụ thể:
Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024.
Như vậy, từ 1/7/2024 sẽ tiến hành cải cách tiền lương theo tinh thần Nghị quyết 27, theo đó tiếp tục tăng lương cơ sở của đối tượng khu vực công là cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%)
Tăng lương cơ sở lên 30% từ 01/7/2024 cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang đúng không?
Lương cơ sở là gì?
Theo các quy định hiện nay về cán bộ, công chức, viên chức, chế độ bảo hiểm xã hội và trợ cấp bảo hiểm xã hội, đã đề cập đến lương cơ sở, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có quy định cụ thể về khái niệm lương cơ sở.
Nhưng theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP ta có thể hiểu lương cơ sở là mức lương để dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương. Về những khoản như mức lương phụ cấp và từ mức lương đó thực hiện các chế độ khác nhau theo các quy định của pháp luật.
Mức lương cơ sở được tính là mức lương thấp nhất. Trong đó chưa bao gồm các chế độ như khen thưởng, phụ cấp,…
Mức lương cơ sở có thể đem lại một sự rõ ràng trong chế độ về trả lương, chính xác, minh bạch công khai các khoản lương hơn. Bên cạnh đó chúng ta có thể thể căn cứ vào mức lương cơ sở để:
- Tính những khoản về chi phí, mức hoạt động phí, sinh hoạt theo quy định của pháp luật;
- Tính đúng và chính xác các khoản trích được chi trả từ nguồn vốn của công ty là bao nhiêu và các chế độ của người lao động và các khoản lợi nhuận được hưởng theo mức lương cơ sở.
Các khoản trợ cấp cho NLĐ có tăng khi lương cơ sở tăng hay không?
Căn cứ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014 các khoản trợ cấp sau sẽ tăng khi lương cơ sở tăng:
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau: trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi: được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con hoặc nhận con nuôi cho mỗi con (Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản: trợ cấp một ngày bằng 30% mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
- Trợ cấp 1 lần và trợ cấp hàng tháng khi bị Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Suy giảm 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở (Điều 48 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
- Trợ cấp hàng tháng khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở (Điều 49 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
- Trợ cấp phục vụ cho người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: trợ cấp phục vụ bằng mức lương cơ sở (Điều 52 Luật An toàn, vệ sinh lao động).
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau điều trị thương tật, bệnh tật: Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; bằng 40% mức lương cơ sở nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung (Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
- Trợ cấp 1 lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết (Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015).
- Trợ cấp mai táng: Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người lao động chết (Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).
Như vậy, có thể thấy rất nhiều các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội tăng khi lương cơ sở tăng. Điều này góp phần đảm bảo lợi ích cho người lao động giúp họ có nguồn trợ cấp tốt hơn khi gặp khó khăn.