Tại sao tiếp tục tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động?
Tại sao tiếp tục tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 75/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Thời điểm và mức điều chỉnh
1. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hằng tháng của tháng 6 năm 2024 đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Nghị định này, sau khi điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau: Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng; tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
3. Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định tại Điều này là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Vừa qua, tiền lương hưu sẽ được điều chỉnh tăng 15% so với mức lương hưu tháng 6/2024 của người lao động.
Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 67 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 01/7/2025) thì sẽ tiếp tục thực hiện điều chỉnh lương hưu cho người lao động, cụ thể quy định như sau:
Điều chỉnh lương hưu
1. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Điều chỉnh mức tăng lương hưu thỏa đáng đối với đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
3. Chính phủ quy định thời điểm, đối tượng, mức điều chỉnh lương hưu quy định tại Điều này.
Như vậy, tiếp tục tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 bởi vì khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ cần được thu hẹp.
>> Xem chi tiết Bảng phân công nhiệm vụ về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội do Thủ tướng Chính phủ ban hành: Tải về.
>> Tải bảng lương mới được áp dụng trong thời gian chờ cải cách tiền lương: Tại đây.
Xem toàn bộ hệ số lương viên chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem toàn bộ hệ số lương công chức đang được áp dụng: TẢI VỀ
Xem thêm:
>> Tăng lương giáo viên trường công lập theo kế hoạch mới bao nhiêu?
>> Lý do bãi bỏ lương cơ sở 2.34 triệu đồng của CBCCVC và LLVT?
>> Đã thống nhất chính sách tăng lương cho 09 đối tượng CBCCVC và LLVT trong toàn bộ bảng lương mới
Lương hưu:
Tại sao tiếp tục tăng lương hưu từ 1/7/2025 cho người lao động? (Hình từ Internet)
NLĐ đủ tuồi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng không?
Căn cứ theo Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
1. Công dân Việt Nam đủ tuổi nghỉ hưu có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội theo quy định tại Điều 21 của Luật này, nếu không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu mà có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời gian hưởng, mức hưởng trợ cấp hằng tháng được xác định căn cứ vào thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
3. Mức trợ cấp hằng tháng thấp nhất bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng quy định tại khoản 1 Điều 22 của Luật này.
Trường hợp tổng số tiền tính theo thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của người lao động cao hơn số tiền tính mức trợ cấp hằng tháng bằng mức trợ cấp hưu trí xã hội tại thời điểm giải quyết hưởng cho khoảng thời gian từ khi đủ tuổi nghỉ hưu đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội thì người lao động được tính để hưởng trợ cấp hằng tháng với mức cao hơn.
Trường hợp tổng số tiền tính theo thời gian đóng, căn cứ đóng bảo hiểm xã hội không đủ để người lao động hưởng trợ cấp hằng tháng cho đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, nếu người lao động có nguyện vọng thì được đóng một lần cho phần còn thiếu để hưởng cho đến khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
4. Mức trợ cấp hằng tháng quy định tại khoản 3 Điều này được áp dụng việc điều chỉnh theo quy định tại Điều 67 của Luật này.
...
Theo đó, NLĐ đủ tuổi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi:
- Công dân Việt Nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Không hưởng bảo hiểm xã hội một lần và không bảo lưu;
- Có yêu cầu thì được hưởng trợ cấp hằng tháng từ chính khoản đóng của mình.
Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng đối với NLĐ đủ tuồi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Trình tự, thủ tục thực hiện chế độ đối với người lao động không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội
1. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này gửi hồ sơ đến cơ quan bảo hiểm xã hội. Hồ sơ bao gồm:
a) Sổ bảo hiểm xã hội;
b) Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng đối với NLĐ đủ tuồi nghỉ hưu nhưng không đủ điều kiện hưởng lương hưu gồm:
- Sổ bảo hiểm xã hội;
- Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hằng tháng.