Tại sao lễ Thất tịch lại ăn chè đậu đỏ? Đi làm ngày Thất tịch có được cộng thêm lương không?
Tại sao lễ Thất tịch lại ăn chè đậu đỏ?
Lễ Thất tịch là ngày lễ tình yêu của phương Đông, được dựa trên câu chuyện cổ tích về Ngưu Lang và Chức Nữ, hai vị thần bị chia cách bởi sông Ngân Hà và chỉ được gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch.
Lễ Thất tịch sẽ là ngày 7/7 âm lịch hằng năm, theo đó lễ Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ ba, ngày 22/8 năm 2023 dương lịch.
Theo một số nguồn, ăn chè đậu đỏ vào ngày này có ý nghĩa tượng trưng cho sự gắn kết và cầu duyên, mong muốn có một tình yêu bền vững và hạnh phúc.
Đậu đỏ cũng là loại hạt mang lại may mắn, sức khỏe và giàu có trong nhiều nền văn hóa Á Đông. Tuy nhiên, đây chỉ là một phong tục thường thấy và không có căn cứ khoa học hay lịch sử rõ ràng. Đậu đỏ chỉ nên được coi là một yếu tố tượng trưng, một biểu tượng của niềm tin và hy vọng để ta cố gắng.
Tại sao lễ Thất tịch lại ăn chè đậu đỏ? Đi làm ngày Thất tịch có được cộng thêm lương không? (Hình từ Internet)
Đi làm ngày Thất tịch có được cộng thêm lương không?
Lễ Thất tịch năm 2023 sẽ rơi vào thứ ba, ngày 22/8 năm 2023 dương lịch.
Căn cứ khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Như vậy, theo quy định trên, ngày lễ Thất tịch không phải là một trong những ngày nghỉ lễ của người lao động
Do đó, khi đi làm vào ngày Thất tịch thì người lao động vẫn sẽ nhận lương như những ngày làm việc bình thường.
Người lao động làm việc vào ngày lễ thì được tính lương như thế nào?
Nếu đi làm vào các ngày lễ tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 thì lương sẽ được tính như sau:
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.
Người lao động có được thưởng vào dịp lễ Thất tịch không?
Căn cứ Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Thưởng
1. Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
2. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, việc thưởng vào dịp lễ Thất tịch hoàn toàn không mang tính bắt buộc mà sẽ do người sử dụng lao động quyết định dựa trên kết quả, tình hình sản xuất, kinh doanh của mình và thực hiện theo Quy chế thưởng do công ty công bố.